Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp nhất?
Cúng ông Công ông Táo là nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đại đa số người Việt. Ngày chính thức để làm lễ cúng ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, ngày này, các Táo quân (gồm Táo Quân Thổ Công, Táo Quân Táo Vương, và Táo Quân Thủy Vương) sẽ về trời để gặp Ngọc Hoàng và báo cáo về tình hình gia đình trong suốt một năm qua.
Lễ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất sẽ diễn ra vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu gia chủ không thể sắp xếp được thời gian thì có thể tổ chức sớm hơn một vài ngày.
Năm Giáp Thìn, ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp là thứ Tư ngày 22/01/2025 dương lịch. Nếu gia chủ không thể cúng vào ngày này thì có thể chọn một trong các ngày tốt sau đây để làm lễ cúng:
- Ngày 19 tháng Chạp tức 18/01/2025 dương lịch, ngày Đinh Hợi, tháng Đinh Sửu là ngày hoàng đạo. Giờ tốt gồm hìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
- Ngày 20 tháng Chạp tức ngày 19/01/2025 dương lịch, ngày Mậu Tý. Các khung giờ tốt gồm Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).
- Ngày 21 tháng Chạp tức ngày 20/01/2025 dương lịch, thứ Bảy, ngày Bính Tuất. Các giờ tốt trong ngày gồm Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Tỵ (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
Ngày 23 tháng Chạp, thời gian lý tưởng để thực hiện lễ cúng là vào buổi sáng, trước 12 giờ trưa. Theo quyên niệm truyền thống, việc cúng lễ nên kết thúc trước khi hết giờ Ngọ để các Táo có thể lên trời đúng giờ.
Khi chọn ngày cúng sớm hơn ngày 23 tháng Chạp, gia chủ cũng sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ vật và thực hiện các nghi lễ tương tự như khi cúng đúng ngày. Việc làm lễ cúng sớm không làm giảm đi ý nghĩa của lễ Táo quân.
Tuyệt đối không tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp.
Các bước chuẩn bị và thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cúng ông công ông táo thường có:
- 3 con cá chép (thường là cá chép sống, tuy nhiên cũng có nơi cúng cá chép giấy).
- 3 bộ mũ áo táo quân.
- Vàng mã, tiền giấy.
- Mâm cỗ cúng gồm các món như xôi/bánh chưng, gà, trái cây, nước, trà, rượu, bánh...
Gia chủ dọn dẹp bàn thờ, nơi thờ cúng cho sạch sẽ rồi sắp xếp mâm cúng; thắp hương và đọc bài cúng.
Sau khi tàn hương, gia chủ xin hạ lễ, đem cá chép thả xuống ao, hồ, sông, suối.
Điều cấm kỵ trong khi cúng ông Công ông Táo
Gia chủ cần phải ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, kín đáo khi thực hiện lễ cúng. Tuyệt đối không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn...
Trong lúc khấn cần phải giữ tâm thái hoan hỉ để mang lại năng lực tích cực.
Lễ cúng ông Công ông Táo không được thực hiện muộn hơn 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Việc cúng muốn sẽ làm ảnh hưởng đến sự linh thiêng.
Trong lúc cúng cần thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm đổ vỡ đồ đạc thờ cúng.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.