Mâm cơm cúng tất niên rất vui và có ý nghĩa lớn, với nhiều thái độ: An ủi người không may thất tài, thất lộc, hay ốm yếu; khuyến khích người thành đạt, chúc mừng người gặp may và thăng tiến. Mọi điều tâm sự đều làm cho tình máu mủ thêm gắn bó, thương quý nhau, yên tâm về nhau hơn. Bữa cơm Tất Niên hay còn gọi là Ăn cơm đoàn viên, là dịp đoàn tụ của cả gia đình để tiễn biệt năm cũ và đón chào năm mới.
Lễ Tất Niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà thà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng, bày biện bàn thờ, với hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó, trang hoàng nhà cửa với hoa, cành đào, chậu quất...
Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ xong thì gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất Niên.
Cúng tất niên thế nào cho đúng?
Với người dân Việt Nam thì lễ cúng tất niên là nét văn hóa truyền thống bao đời để thể hiện sự tri ân đối với ông bà tổ tiên, đối với các vị thần, thánh…
Chính vì thế, mâm cúng tất niên không nên quá hoa mĩ, cầu kì. Chỉ cần chuẩn bị những món đồ gần gũi với gia đình, phù hợp với kinh tế của từng nhà.
Cúng tất niên cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Lễ vật, đồ cúngTheo phong tục, các lễ vật bắt buộc phải có để cúng tất niên bao gồm:
Bánh chưngTrầu cauHoa tươiVàng mãNhững lễ vật trên sẽ được bày biện cẩn thận, gọn gàng trên bàn thờ.
Ngoài những lễ vật trên, thứ không thể thiếu trong lễ cúng tất niên đó là các món ăn đại diện cho đặc sản, sở thích của từng vùng miền.
Hầu hết mâm cúng tất niên của các gia đình miền Bắc luôn có hai món quen thuộc và không thể thiếu đó là gà luộc, các món kho, xào mặn.
Mâm cơm tất niên miền Trung ít cầu kì hơn, thường có: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…
Trong khi đó, trong mâm cỗ tất niên của người miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt, dưa giá, củ kiệu và tôm khô.
Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!