Cuộc sống cũng như một dòng sông dài, chẳng bao giờ bằng phẳng và êm xuôi mãi, hẳn sẽ có những khúc quanh, lúc sóng gió. Ai trong đời rồi cũng một lần cảm thấy bế tắc và tuyệt vọng, lòng không thôi cảm thấy chới với giữa dòng đời xô bồ, bản thể nhỏ bé đến cùng cực, trong khoảnh khắc nhen nhóm ý nghĩ buông bỏ, tâm hồn gần như gục ngã, mất niềm tin, mất hi vọng, trước mặt chỉ còn là một khoảng không đen đặc, đầy đau đớn.
Thế nhưng đức Phật đã từng nói bế tắc là điều cần có trong cuộc đời để thử bản năng mạnh mẽ, vượt lên trên tất cả mọi thương đau bằng trái tim tuyệt vời nhất, để hướng đến cõi niết bàn an yên và thanh tịnh. Chính vì thế nếu đứng trước những bế tắc, đừng vội đầu hàng, thất bại tạo nên cuộc sống, vết thương tạo nên sự chững chạc, và bế tắc gây dựng nên một bản ngã kiên cường. Hãy tiếp tục đứng lên, mỉm cười và bước tiếp bằng một cái Tâm tuyệt vời nhất.
Dưới đây là 9 phương cách mà đức Phật khuyên dạy giúp con người có thể tiếp tục đứng lên, mỉm cười và bước tiếp bằng một cái Tâm tuyệt vời nhất.
1. Cô gái xinh đẹp đến tham dự buổi tuyển dụng của hãng hàng không quốc gia nọ. Trên hành lang, có vài mẩu rác rơi ra nhưng không ai để ý. Thấy vậy cô liền tiến tới nhặt bỏ chúng vào thùng. Giám đốc tuyển dụng vô tình nhìn thấy hành động đó đã đặc cách nhận cô vào làm việc.
Thì ra để đạt được khen ngợi không khó, chỉ cần có thói quen tốt là được.
2. Các bóng đèn trong cửa hàng bán đèn luôn sáng rực rỡ. Có người hỏi ông chủ: “Cửa hàng nhà ông dùng loại đèn gì mà bền như vậy?” Ông chủ trả lời: “Chúng tôi chỉ dùng những loại đèn bình thường, cũng hay hỏng hóc và phải thay đổi thường xuyên.
Thì ra muốn luôn minh bạch vấn đề không khó, chỉ cần thường xuyên thay đổi nhận thức mới là được.
3. Một chàng trai vào thực tập ở một cửa hàng sửa xe đạp nọ, mỗi khi sửa song một chiếc xe cậu đều lau chúng sạch sẽ như mới. Các nhân viên thực tập khác ở đây đều cười nhạo cậu làm điều phí công vô ích. Người chủ của một chiếc xe đến sửa thấy vậy đã mời cậu về làm nhân viên chính thức cho hãng xe đạp nổi tiếng của ông với mức lương hậu hĩnh.
Thì ra muốn trở nên nổi bật không khó, chỉ cần siêng năng, cần mẫn là được.
4. Đứa trẻ nọ nói: “Mẹ ơi! Hôm nay mẹ thật đẹp!” Người mẹ hỏi: “Sao con lại nói vậy?” Đứa trẻ vui vẻ trả lời: “Vì hôm nay mẹ chưa tức giận.”
Thì ra muốn xinh đẹp không khó, chỉ cần không cáu giận là được.
5. Người chủ trang trại nọ mỗi ngày đều yêu cầu con trai ra đồng làm việc rất vất vả. Hàng xóm thấy vậy nói: “Anh không nên để đứa trẻ làm việc mệt như vậy, các cây trồng đều đã rất tươi tốt.” Người chủ trang trại trả lời: “Mục đích của tôi không phải nuôi dưỡng cây trồng mà đang nuôi dương tính cách cho con tôi.”
Thì ra giáo dục trẻ nhỏ không khó, chỉ cần cho chúng chịu chút khổ là được.
6. Một con gà nọ vừa hé mắt ra khỏi vỏ trứng liền thấy một chú rùa đi qua. Từ đó, con gà cõng chiếc vỏ của mình trên lưng suốt cả đời.
Thì ra muốn thoát ly khỏi gánh nặng không khó, chỉ cần vứt bỏ những cố chấp và định kiến cũ là được.
7. Huấn luyện viên tennis nọ hỏi các học sinh của mình: “Nếu một quả bóng tennis rơi vào một bãi cỏ, ta phải làm thế nào để tìm?” Học sinh 1 trả lời: “Bắt đầu tìm từ trung tâm bãi cỏ ra xung quang.” Học sinh thứ 2 trả lời: “tìm những vết lõm trong bãi cỏ.” Huấn luyện viên nói: “Lần lượt tìm từ đầu bãi cỏ bên này sang đầu bãi cỏ bên kia.”
Thì ra để thành công không khó, từng bước, từng bước thực hiện là được.
8. Một đoàn người đang đi trên sa mạc, tất cả mọi người đều mệt mỏi lê bước chỉ có một người còn thoải mái. Có người hỏi anh ta: “Sao anh lại thấy thoải mái như vậy?” Anh ta trả lời: “Vì tôi mang ít đồ đạc nhất.”
Thì ra để vui vẻ, thoải mái không khó, chỉ cần biết đủ là được.
9, Vinh quang một đời người nằm ở đâu? Giống như sáng sớm thức giấc, ánh sáng ngập tràn khuôn mặt, nở nụ cười thật tươi chào đón ngày mới. Đến trưa, ánh sáng ở trên lưng, cần cân bằng, vững vàng trong thời điểm này. Tối đến, ánh sáng rọi dưới chân, nhanh chóng kết thúc những việc cần hoàn thành trong một ngày.
Dù ai đó có thể tìm ra các phương cách khác tối ưu nhất, nhưng tất cả cốt yếu là không thể xa rời giáo lý Đức Phật. Người học Phật cần đứng trên bình diện nhãn quan nhìn lời Phật dạy để áp dụng trong cuộc sống của mình theo phương cách diệu dụng - Hòa thượng khẳng định.