Cúp trong hang, Hùm dang tay giữ

09:33, Thứ bảy 19/05/2012

( PHUNUTODAY ) - Chelsea chỉ là trận chung kết "hạng hai", nhất là khi Bayern chỉ xếp thứ 2 ở Bundesliga và Chelsea đứng tận thứ 6 Premier League?

Không Real. Không Barca. Bayern - Chelsea chỉ là trận chung kết "hạng hai", nhất là khi Bayern chỉ xếp thứ 2 ở Bundesliga và Chelsea đứng tận thứ 6 Premier League? Dù thế nào, trận chung kết Champions League luôn là trận chiến đỉnh cao nhất của mùa giải và ai chiến thắng, về danh nghĩa, được xem là đội bóng mạnh nhất châu Âu.
[links()]
Đã là chung kết Champions League, đương nhiên đội nào cũng đầy khát khao, hy vọng. Với Bayern và Chelsea, khát vọng ấy cực kỳ mãnh liệt. Từng là thế lực của bóng đá châu Âu, nhưng suốt 12 năm qua, từ sau chiến thắng trước Valencia trong trận chung kết, “Gã khổng lồ” của bóng đá Đức chưa một lần bước lên đỉnh cao châu Âu.

Với Chelsea, đó là ước mơ suốt chiều dài lịch sử. Thực ra, đó là ước mơ chung của cả London, vốn cùng với Moscow là 2 thủ đô lớn hiếm hoi chưa một lần chạm tay vào chiếc Cúp C1/Champions League. Tất nhiên, vì liên quan đến suất dự Champions League mùa tới, Arsenal và Tottenham không thể đứng về phía Chelsea đêm nay.

Cần gì mạnh. Cứ đỏ là đủ. Đến thời của Chelsea?
Cần gì mạnh. Cứ đỏ là đủ. Đến thời của Chelsea?

Lần thứ 4 trong lịch sử, một đội bóng được đá trận chung kết Champions League/C1 ngay trên sân nhà của mình. Nhưng ngay cả khi không có lợi thế sân Allianz Arena, Bayern Munich vẫn được đánh giá là đội cửa trên. Bayern có được sự ổn định cần thiết về mọi mặt trong những năm qua.

Lối chơi của họ đạt được sự cân bằng cần thiết. Bất chấp thiếu vắng 3 cầu thủ Gustavo, Badstuber và Alaba, Bayern vẫn được đánh giá rất cao về mặt con người. Trên hàng công vẫn còn đó những Robben, Ribery và Gomez, nhận được sự hỗ trợ từ cặp tiền vệ trung tâm là Schweinsteiger, Kroos.

Bayern được đánh giá là một trong số hiếm những đội công thủ toàn diện. Họ vừa mạnh về tính tập thể, vừa sở hữu những cá nhân có khả năng tạo ra đột biến ở những thời điểm quan trọng, như Ribery hay Robben.

Khi đặt lên bàn cân, Chelsea quả thực kém hơn về nhiều mặt. Trừ Meireles, 3 cầu thủ bị treo giò còn lại, gồm Terry, Ivanovic và Ramires, đều là trụ cột, đạt được phong độ ổn định và tốt nhất của đội bóng mùa này. Không Terry và Ivanovic, sức mạnh hàng thủ sẽ giảm sút rõ rệt.

Ramires vốn là cầu thủ chơi hay trong 2 lượt trận gặp Barca ở bán kết, vừa khỏe, vừa khéo, vừa hiệu quả, lên công về thủ đều xuất sắc. Trong tiền vệ nào của Chelsea hiện tại có thể khỏa lấp khoảng trống mà Ramires để lại.

Bản thân Chelsea tự nhận mình yếu hơn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa họ sẵn sàng chấp nhận thất bại ở Allianz Arena. Với lợi thế sân nhà, lại được đánh giá mạnh hơn, Bayern buộc phải đá tấn công chủ động trong trận chung kết.

Chelsea thì ngược lại, tự xác định yếu hơn thì được phép đá phòng ngự - phản công. Ở Champions League mùa này, dưới thời Roberto Di Matteo, Chelsea tỏ ra rất lợi hại với chiến thuật này. Hãy nhìn cái cách họ vượt qua Barca: phòng ngự bê tông, dựng lên xe buýt 2 tầng trước mặt khung thành của Petr Cech, chấp nhận nhường hẳn thế trận cho đối thủ, sẵn sàng chịu đòn tấn công dồn dập của đối phương.

Với những cầu thủ giàu kinh nghiệm, mạnh về thể lực, rất dẻo dai, Chelsea hoàn toàn có thể đứng vững bằng cách chơi bị chỉ trích là tiêu cực ấy. Khi đối phương đã mệt nhoài, thiếu kiên nhẫn, họ mới tung ra đòn đánh quyết định. Chỉ cần 3 đường lên bóng thôi, Chelsea đã ghi 3 bàn vào lưới Barca trong hai lượt trận bán kết.

Một điều đáng chú ý: 3 bàn ấy được ghi ở những phút bù giờ của các hiệp đấu. Rõ ràng là không hề ngẫu nhiên, mà rất có chủ đích. Cuối mỗi hiệp, các cầu thủ rất dễ rơi vào tình trạng kiệt sức, thiếu tập trung. Hàng công Bayern quả thực rất mạnh, nhưng chưa đạt đến tầm như Barca. Vì lẽ đó, Chelsea chẳng có gì phải lo sợ khi áp dụng chiến thuật phòng ngự bê tông.

Bayern được đánh giá mạnh hơn về lực lượng. Nhưng Chelsea lại... đỏ hơn. Dưới thời Roberto Di Matteo, gần như trận nào Chelsea cũng gặp may. Trước Barca, cột dọc và xà ngang đã 4 lần cứu thua cho họ.

Trong trận chung kết Cúp FA với Liverpool, xà ngang đã giúp họ thắng sát nút. Trong một trận chung kết đỉnh cao, vận đỏ, vận may mới là yếu tố mang tính quyết định. Mùa giải 2011-12 được xem là mùa... "ơn đền, oán trả". Từng bước lên đỉnh cao Champions League nhờ 2 bàn ở phút bù giờ vào lưới Bayern năm 1999, M.U mùa này đánh mất chức vô địch Premier League vào tay Man City vì 2 bàn ở phút bù giờ.

Chelsea từng chịu oan ức trước Barca, Liverpool vì trọng tài, vì "bàn thắng ma". Mùa này, họ từng bước đòi lại. Chỉ còn thiếu nỗi đau "Terry trượt chân" ở Moskva 4 năm về trước nữa mà thôi. Ở Allianz Arena, Chelsea sẽ đòi nốt? Dư đoán: 1-1 (Hiệp phụ: 0-0. Chelsea thắng luân lưu)

  • HẢI LONG
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
TIN MỚI CẬP NHẬT
Tin nên đọc