Những món ăn nên cúng trong ngày 23 tháng Chạp
Chả trứng ngũ sắc
Nguyên liệu:
- 100 gr thịt heo xay
- 200 gr tôm không vỏ
- 4 cái mộc nhĩ thái sợi, 1/2 củ cà tốt thái nhỏ, 1 nhánh hành lá thái nhỏ, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 chút bột nêm
- 2 lòng đỏ trứng gà đánh tan cùng chút xíu nước mắm
- 2 lá rong biển, 1 muỗng canh tinh bột bắp
Thực hiện:
Bước 1: Tôm rửa sạch, để vào ngăn đá tủ lạnh 30 phút, sau đó cho vào máy xay nhuyễn. Cho thịt chung các gia vị vào xay thật nhuyễn, có độ dẻo và dai.
Bước 2: Cho thịt và tôm xay ra tô cùng mộc nhĩ, cà rốt, hành và bột bắp, mang bao tay trộn đều.
Bước 3: Bắc chảo lên bếp, thêm ít dầu, đun nóng. Khi dầu nóng, cho trứng vào chiên vàng. Trứng chín thì cho ra đĩa.
Bước 4: Sau đó cho trứng lên mành cuộn rồi đặt lá rong biển lên. Cho hỗn hợp thịt xay vào, dàn đều ra và cuộn tròn lại. Độ to hay nhỏ của cuộn chả tùy ý nhé. Rồi lấy giấy bạc gói cây chả lại.
Bước 5: Nấu nồi nước sôi, cho cuộn chả rong biển vào hấp 25 phút. Thời gian dài hay ngắn đều phụ thuộc vào cuộn chả to hay nhỏ.
Sau đó, chờ chả trứng ngũ sắc nguội, thái khoanh xếp ra đĩa, trang trí dưa leo và xà lách cho đẹp.
Xôi hai màu
Nguyên liệu:
- Gạo nếp: 400 g
- Nước cốt dừa
- Muối: 1 ít
- Gấc: 1 quả, quả dành dành: 1 quả, vừng rang: 1 ít, dừa bào sợi: 1 ít
(Quả dành dành là một vị thuốc quý, nhân quả già có màu vàng rất đẹp dùng để nhuộm vàng bánh trái và thức ăn)
Cách làm:
Bước 1: Gạo nếp vo sạch, chia làm 2 phần bằng nhau.
Bước 2: Gấc bổ đôi lấy phần thịt gấc trộn với 1 thìa rượu trắng, bóp cho phần thịt gấc và hạt tách riêng.
Bước 3: Gạo nếp trắng ngâm khoảng 6-10h hoặc ngâm qua đêm, sau đó đổ ra rổ để ráo và trộn với thịt gấc. Trộn đều để thịt gấc phôi màu ra phần gạo nếp.
Bước 4: Quả dành dành ngâm nước ấm đến khi dành dành phôi màu vàng, lọc lấy nước bỏ hạt.
Bước 6: Sáng hôm sau cho gạo nếp vào xửng hoặc dùng trõ nấu xôi, đồ xôi chín, thời gian đồ xôi cách nhau khoảng 30 phút, thêm 2 thìa dầu ăn hoặc mỡ gà để xôi có độ bóng đẹp. Xôi chín cho xôi vào khuôn, nén chặt rồi từ từ để vào đĩa, rắc thêm ít vừng và dừa bào sợi là xong.
Màu đỏ của gấc và màu vàng của dành dành sẽ luôn đem lại may mắn cho gia đình bạn trong những ngày đầu năm này nhé!
Ngoài những món ăn trên thì các bạn hãy cùng tham khảo những món ăn thường có trong mâm cỗ cúng ngay dưới đây:
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.
Mâm cỗ cúng ông Táo trong truyền thống bao gồm các món cơ bản như: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.
Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.