(Phunutoday) - Bằng nhiều nguồn tin và nhiều phương pháp khác nhau, di hài của đồng chí Lý Tự Trọng được tìm thấy tại công viên Lê Thị Riêng, TP.HCM, 80 năm sau khi đồng chí hy sinh.
Theo TTXVN, ngày 29/4, Ban Bí thư Trung ương Đoàn cho biết, lễ viếng đồng chí Lý Tự Trọng sẽ diễn ra từ 7 giờ 30 đến 9 giờ và lễ truy điệu từ 9 giờ đến 10 giờ ngày 30/4 tại Nhà tang lễ TP.HCM.
Lễ an táng đồng chí Lý Tự Trọng sẽ được tổ chức vào hồi 7 giờ ngày 04/5 tại xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Đồng chí Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Văn Trọng, sinh năm 1914, nguyên quán xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, con ông Lê Hữu Đạt và bà Nguyễn Thị Sờm, một gia đình Việt kiều yêu nước và cách mạng tại Thái Lan.
Vốn có tinh thần yêu nước và tư chất thông minh hơn người, ngay từ lúc nhỏ tuổi, Lê Văn Trọng đã được Đồng chí Lý Thụy, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh, chọn đưa đi học tại Trung Quốc, đồng thời làm liên lạc cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội; đặt tên cho là Lý Tự Trọng. Lý Tự Trọng thông thạo nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Thái và có một nhiệt tình cách mạng nóng bỏng.
Năm 1929, anh được cử về Sài Gòn hoạt động, giữ liên lạc giữa các tổ chức cách mạng trong và ngoài nước; chuẩn bị cho việc thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và là người đoàn viên cộng sản đầu tiên.
Ngày 8/2/1931, để bảo vệ đồng chí Phan Bôi đang diễn thuyết tại Quảng trường Lareni, anh đã bắn chết tên mật thám Le Grand và bị bắt. Trong ngục tù đế quốc, dù bị tra tấn dã man, anh vẫn kiên cường, khiến các cai ngục phải khâm phục gọi là “ Ông Nhỏ”.
Anh bị kết án tử hình ngày 21/11/1931, lúc vừa tròn 17 tuổi. Tại phiên tòa, trước những lời ngon ngọt, rằng anh là một người chưa đến tuổi trưởng thành, là người thông minh, nếu hối hận có thể được khoan hồng và cho du học tại Pháp, Lý Tự Trọng đã đanh thép trả lời: Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng, con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác.
Theo TTXVN, ngày 29/4, Ban Bí thư Trung ương Đoàn cho biết, lễ viếng đồng chí Lý Tự Trọng sẽ diễn ra từ 7 giờ 30 đến 9 giờ và lễ truy điệu từ 9 giờ đến 10 giờ ngày 30/4 tại Nhà tang lễ TP.HCM.
Lễ an táng đồng chí Lý Tự Trọng sẽ được tổ chức vào hồi 7 giờ ngày 04/5 tại xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Đồng chí Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Văn Trọng, sinh năm 1914, nguyên quán xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, con ông Lê Hữu Đạt và bà Nguyễn Thị Sờm, một gia đình Việt kiều yêu nước và cách mạng tại Thái Lan.
Vốn có tinh thần yêu nước và tư chất thông minh hơn người, ngay từ lúc nhỏ tuổi, Lê Văn Trọng đã được Đồng chí Lý Thụy, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh, chọn đưa đi học tại Trung Quốc, đồng thời làm liên lạc cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội; đặt tên cho là Lý Tự Trọng. Lý Tự Trọng thông thạo nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Thái và có một nhiệt tình cách mạng nóng bỏng.
Năm 1929, anh được cử về Sài Gòn hoạt động, giữ liên lạc giữa các tổ chức cách mạng trong và ngoài nước; chuẩn bị cho việc thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và là người đoàn viên cộng sản đầu tiên.
Tượng đài Lý Tự Trọng. Ảnh: Báo đại đoàn kết |
Ngày 8/2/1931, để bảo vệ đồng chí Phan Bôi đang diễn thuyết tại Quảng trường Lareni, anh đã bắn chết tên mật thám Le Grand và bị bắt. Trong ngục tù đế quốc, dù bị tra tấn dã man, anh vẫn kiên cường, khiến các cai ngục phải khâm phục gọi là “ Ông Nhỏ”.
Anh bị kết án tử hình ngày 21/11/1931, lúc vừa tròn 17 tuổi. Tại phiên tòa, trước những lời ngon ngọt, rằng anh là một người chưa đến tuổi trưởng thành, là người thông minh, nếu hối hận có thể được khoan hồng và cho du học tại Pháp, Lý Tự Trọng đã đanh thép trả lời: Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng, con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác.
- PL (Tổng hợp)