Bệnh tay chân miệng và những lưu ý cần biết tránh biến chứng nguy hiểm

( PHUNUTODAY ) - Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể gây nguy hiểm khó lường. Bố mẹ cần lưu ý những biến chứng sau đây để phòng tránh cho bé.

1. Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng?

Các triệu chứng thường bắt đầu bằng sốt, giảm cảm giác ngon miệng, đau họng, và mệt mỏi. Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, những vết lở loét có thể xuất hiện trong miệng. Những vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, có thể cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông bé. Phát ban này có thể có mủ nhưng thường sẽ không bị ngứa.

Không phải ai cũng sẽ nhận được tất cả những triệu chứng này. Một số trẻ chỉ phát ban; một số chỉ đau họng. Một số còn không có triệu chứng nào đáng kể, nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.

lifebouy-1401371338958

2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Mất nước:

Những vết loét trong miệng sẽ làm cho trẻ khó ăn uống, khó nhai nuốt, dễ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước trầm trọng. Thế nên, mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước và sữa. Trong trường hợp trẻ không thể uống, không muốn uống nước hoặc xuất hiện những dấu hiệu được liệt kê dưới đây, mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất để có thể kịp thời giải quyết, tránh dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ kéo dài.

  • Da khô, nhăn, khi véo vào chỗ nào vết véo lâu hết
  • Không thể đi tiểu hoặc không có nước tiểu trong nhiều giờ liền (khoảng 7 đến 8 giờ)
  • Trẻ quấy khóc, mệt mỏi và có vẻ lờ đờ bất thường
  • Mắt trũng và thóp trũng (ở trẻ nhỏ)

Trường hợp bé mất nước nhẹ, có thể bổ sung nước bằng dung dịch bù nước uống có bán sẵn tại các hiệu thuốc. Trường hợp nặng hơn thì cần điều trị trong bệnh viện.

Bội nhiễm:

Biến chứng này xảy ra khi các nốt trên da bị nhiễm trùng, nhất là khi trầy xước. Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm:

  • Đau, đỏ, sưng và cảm thấy nóng rát ở vùng da có nốt ban đỏ
  • Da rỉ nước hoặc có mủ

Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay khi có những dấu hiệu nhiễm trùng ở da. Vì có thể trẻ đã bị bội nhiễm, cần có thuốc uống, thuốc kháng sinh và thuốc bôi da.

Viêm não do virus: 

Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến viêm màng não do virus. Biến chứng này thường nặng hơn viêm màng não do vi khuẩn nhưng cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Biến chứng đó biểu hiện qua các triệu chứng sốt cao 38 độ C hoặc hơn, kèm theo đau đầu, cứng gáy và sợ ánh sáng. Biến chứng này không có thuốc điều trị, tuy nhiên bác sĩ sẽ vẫn kê toa cho bé uống thuốc để giúp thuyên giảm triệu chứng.

132482-benh-tay-chan-mieng-o-tre-2

Viêm não:

Đây là biến chứng nguy hiểm hiếm gặp nhất ở bệnh tay chân miệng vì nó gây ảnh hưởng đến não và đe dọa đến tính mạng của trẻ. Triệu chứng của viêm não cũng giống như triệu chứng của cúm hoặc các triệu chứng như: Mệt mỏi, thờ ơ, li bì, co giật chân tay, yếu hoặc khó cử động các chi, sợ ánh sáng và các triệu chứng thần kinh đặc hiệu khác. Phần lớn triệu chứng viêm não xuất hiện khi có các đợt dịch lớn. Khi có những triệu chứng này, cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn