Tôi muốn mua.... 1000 gói muối
Tin đồn xuất hiện ở Quảng Đông rồi lan ra Nam Kinh, Chiết Giang, Hàng Châu...
Theo một nhân viên siêu thị ở Nam Kinh, tối 15/3, lượng người dân tới siêu thị mua muối tăng đột biến. Thấy lại, nhân viên siêu thị đã gặng hỏi một số người dân thì một số người nói rằng, ăn muối i-ốt có thể để ngăn ngừa nhiễm bức xạ; số khác nói sợ nhà máy của Nhật rò rỉ phóng xạ ra nước biển thì Trung Quốc sẽ không thể sản xuất được muối nữa.
Tới ngày 16/3, các phóng viên Trung Quốc ghi nhận hiện tượng nhiều người dân ở những địa phương này và một số nơi khác như Chiết Giang, Quảng Động, Thượng Hải bắt đầu đổ xô tới các cửa hàng, siêu thị tìm mua muối i-ốt về ăn và dự trữ. Người mua 1-2 gói, người mua tới 7-8 gói. Cảnh chen lấn lên tới đỉnh điểm trong chiều 16/3.
Một người dân tên là Jiangyin Shi ở Thượng Hải tối 16/3 cho biết, vợ ông là một trong những người đầu tiên đi tìm mua muối sau khi xuất hiện các tin đồn. Sau đó bà vẫn bắt ông đi mua thêm. Nhưng dù đã tới 6 siêu thị và cửa hàng ông vẫn không mua được muối. Các kệ ở đó đều đã trống hết cả.
Một cặp vợ chồng trẻ khác đứng bên kệ muối rỗng ở Thượng Hải tối 16/3 nói với các nhân viên siêu thị rằng họ muốn mua 1.000 gói muối i-ốt.
Cảnh các siêu thị, cửa hang trống rỗng sau cơn sốt muối i-ốt vì tin đồn |
Đến chập tối cùng ngày, hầu hết các cửa hàng đều không còn một gói muối i-ốt nào trên kệ. Số lượng muối được bán ra đều tăng lên gấp vài lần bình thường khiến một số cửa hàng còn phải đề ra quy định mỗi người không được mua quá 2 gói muối một lần. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khách hàng có nhu cầu mua tới 20-30 gói muối mà không thể được đáp ứng. Thậm chí, người dân còn giành giật nhau từng gói muối.
Không chỉ chen lấn, xô đẩy, nhiều chủ cửa hàng còn đẩy giá muối lên cao ngất ngưởng để trục lợi. Có nơi bán với giá 10 USD/gói.
Giải thích của các chuyên gia
Trước sự hoang mang của người dân, sở Y tế tỉnh Giang Tô đã mở đường dây nóng để giải đáp các thắc mắc cho người dân về vấn đề nhiễm phóng xạ. Các chuyên gia cũng đã lên tiếng trấn an người dân rằng cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản sẽ không thể ảnh hưởng tới các tỉnh trên của Trung Quốc vì chúng nằm xa Nhật Bản. Và chỉ có những nơi rất gần Fukushimage của Nhật, lượng rò rỉ phóng xạ ra biển lớn mới có thể làm ô nhiễm nặng nước biển Thái Bình Dương và ảnh hưởng tới Trung Quốc.
Hơn nữa, các dòng chảy quanh khu vực bờ biển này của Nhật chảy theo hướng từ nam tới bắc nên sẽ không thể mang dòng nước nhiễm phóng xạ tới tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc.
Thực tế, mỗi người chúng ta hàng ngày cũng đều chịu ảnh hưởng của bức xạ tự nhiên. Trung bình mỗi năm con người chịu ảnh hưởng khoảng 2,4 mSv bức xạ tự nhiên. Tuy nhiên, người dân ở các khu vực khác nhau cũng chịu lượng ảnh hưởng các nhau. Tuy nhiên, chúng ở mức an toàn và không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Muối i-ốt có tác dụng như tin đồn không?
Khi có một vụ rò rỉ phóng xạ thì con người có khả năng hấp thụ i-ốt phóng xạ và tập trung chúng ở tuyến giáp. Muối i-ốt có thành phần chủ yếu là hợp chất kali và i-ốt, là một i-ốt ổn định nó có thể ngăn chặn sự hấp thu i-ốt phóng xạ của tuyến giáp. Do đó, việc sử dụng i-ốt có thể ngăn ngừa quán trình này.
Tuy nhiên, việc dùng bao nhiêu i-ốt thì phải theo hướng dẫn của các chuyên gia và phải sử dụng các viên i-ốt có chứa hàm lượng i-ốt cao. Trong khi muối i-ốt thông thường chỉ chứa khoảng 20-30% i-ốt, không có tác dụng phòng chống nhiễm i-ốt phóng xạ. Hơn nữa, dùng i-ốt quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể.
NTH