1. Những loại mụn nào thường gặp nhất ở tuổi teen?
- Mụn trứng cá: Hầu hết các bạn trẻ đều phải trải qua giai đoạn đối mặt với mụn trứng cá. Đến tuổi dậy thì, mụn sẽ xuất hiện nhiều ở các vùng mặt, cổ, ngực, vai và lưng… Những bạn có thói quen sờ tay lên mặt, nặn mụn hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi càng khiến mụn lây lan nhanh chóng hơn, gây viêm nhiễm, có thể để lại sẹo lõm và vết thâm trên da.
- Mụn cám: xuất hiện ở vùng mũi, cằm… thường thấy ở người có da hỗn hợp hoặc da dầu. Mụn cám gây khô da, ngứa khó chịu. Nếu bạn nặn thường xuyên sẽ khiến lỗ chân lông càng to hơn, càng gây khó khăn cho việc điều trị.
- Mụn bọc: Mụn bọc gây tổn thương nhiều cho da, viêm sâu và sưng mủ, gây đau nhức kéo dài từ lúc hình thành nhân mụn tới khi mụn phát. Nếu tự ý nặn hoặc điều trị bằng các loại thuốc thông thường sẽ gây biến chứng, để lại sẹo lõm và vết thâm rất xấu.
4. Bước nặn mụn trứng cá an toàn tại nhà
Bước 1: Rửa mặt thật sạch, vệ sinh các công cụ nặn mụn
Một làn da thật sạch sẽ là bước tiền đề hoàn hảo cho việc nặn mụn. Da sạch cũng chống nguy cơ nhiễm khuẩn từ vùng da thường sang vùng da bị mụn. Đầu tiên, bạn phải tẩy trang toàn bộ lớp trang điểm và làm sạch vùng da mụn bằng nước muối sinh lý.
Sau đó, bạn nhẹ nhàng lấy bông y tế thấm nước ấm (không phải nước nóng) đắp lên vùng da mụn trong khoảng 2 – 5 phút để làm mềm vùng da này. (Nếu bông nguội thì tiếp tục nhúng vào nước ấm để đắp).
Bước 2: Xông hơi cho da mặt
Chuẩn bị 1 thau nước nóng và xông hơi cho da mặt, vì nó sẽ giúp bạn giãn nở lỗ chân lông, nặn mụn sẽ dễ hơn và giảm đau khi nặn mụn.
Bước 3: Dùng bông để hỗ trợ nặn mụn
Tuyệt đối không nên dùng tay và móng tay trực tiếp để nặn mụn. Bạn nên nhớ trên đầu ngón tay và móng tay có rất nhiều vi khuẩn đang ẩn nấp, việc dùng trực tiếp tay và móng để nặn sẽ vô tình là bên thứ 3 đưa vi khuẩn tiếp tục xâm nhập mụn và gây ra nhiều mụn hơn. Vì thế trước khi nặn mụn hãy dùng 1 miếng bông mền hoặc 1 khăn mẩu khăn giấy mềm để làm miếng lót khi tiếp xúc với mụn, cẩn thận dùng tay ấn và đẩy hết nhận mụn ra bên ngoài, cuối cùng dùng bông/ giấy/ khăn sạch để lấy hết máu và mủ có trong mụn.
Bước 4: Chống viêm
- Sau khi đã lấy cồi mụn ra khỏi da mặt thì bước cuối cùng đó là vệ sinh lại da. Hãy chuẩn bị cho mình sản phẩm kem chống viêm có thành phần alpha hydroxyl, benzoyl peroxide, hydrogen peroxide, salicylic acid, acid, hãy bôi thuốc lền vùng da vừa nặn mụn, nó sẽ giúp bạn chống thâm đỏ sau khi nặn mụn, mụn mau khô và đặc biệt là viêm nhiễm.
- Ngoài ra các bạ có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên (đắp nghệ, khoai tây, dưa leo…) và dùng các loại thuốc trị sẹo, chống viêm để sở hữu được làn da láng mịn nhất nhé.
Tránh nặn mụn sai cách, dễ để lại sẹo, thâm rất khó chữa
- Để tay bẩn khi nặn mụn.
- Không làm sạch dụng cụ nặn mụn.
- Thường dùng tay sờ mụn.
- Dùng lực quá mạnh khi nặn mụn.
- Nặn mụn khi còn non, chưa có cồi mụn.
- Nặn mụn tại các vùng viêm, mụn mủ, sưng to và đau nhưng không có cồi mụn. Với khu vực này nếu bạn cố nặng sẽ khiến cho mụn nhanh chóng loét ra và gây lây lan vùng mụn./.