Đánh đập 2 bé 4 tuổi, bắt quỳ trên gai mít: Giáo viên phẫn nộ

15:00, Thứ ba 10/05/2011

( PHUNUTODAY ) - Xung quanh vụ việc phát hiện 2 cháu bé mới lên bốn tuổi bị cơ sở nuôi trẻ mồ côi đánh đập nhiều lần và còn phạt các em phải quỳ gối trên vỏ mít.

(Phunutoday) - Xung quanh vụ việc phát hiện 2 cháu bé mới lên bốn tuổi bị cơ sở nuôi trẻ mồ côi đánh đập nhiều lần và còn phạt các em phải quỳ gối trên vỏ mít, một giáo viên của trường mầm non 1/6 khẳng định: “Các cháu rất ngoan ngoãn và đáng yêu. Các cháu thích cô giáo và biết nghe lời lắm vì chúng không có mẹ...”.

Trước đó, ngày 9/5, từ nguồn tin của một số phụ huynh Trường Mầm non 1/6, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), phóng viên đã tức tốc có mặt tại trường, chứng kiến những vết thương trên thân thể của hai bé Đặng Ngọc Châu và Đặng Ngọc Hoàng đều lên bốn tuổi. Đây là những vết thương không phải do giáo viên của Trường Mầm non 1/6 gây nên.

Sáng 10/5, PV báo Phunutoday đã trao đổi với một giáo viên trường mầm non 1/6 thị trấn Thuận Nam (Huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) được biết: Những vết tích mà bé Hoàng và Châu bị hành hạ đã có từ 3 tuần nay rồi, trên đầu gối các cháu còn in hằn các múi gai của vỏ mít, giờ đã khô da nhưng nhìn vẫn thấy như tổ ong.

Khi được hỏi về những viết đau này, cháu Đặng Ngọc Châu và Đặng Ngọc Hoàng đều nói do không ngoan nên bị sư phụ đánh (Sư phụ là ông Đặng Văn Khâm, người quản lý cơ sở trẻ mồ côi đã cho các bé ra trường mầm non 1/6 học).
 

Bé Đặng Hoàng Châu với các vết đaubị hành bằng gai mít để lại như tổ ong.
Bé Đặng Hoàng Châu với các vết đau bị hành bằng gai mít để lại như tổ ong.

Khi được hỏi về nguyên nhân các cháu lại bị đánh đau như vậy, cô giáo cho biết các cháu còn bé nên chưa biết hiểu và làm theo ý người lớn nên có thể vì nhiều lý do mà bực tức họ đã đánh các cháu.

Tuy nhiên, nói đến đây cô rất bức xúc: "Cho dù các cháu có không nghe lời hay nghịch hư cũng không thể nào đánh cháu như vậy, muốn làm gì mình cũng không được đánh. Xã hội không ai tha thứ và chấp nhận hành động đó đối với con nít dù nó ngồi ăn leo lên bàn, đánh đổ, không ngoan, khóc dai cũng phải tìm cách mà dụ (dỗ dành) nó thôi chứ không được phép hành trẻ con như vậy. Con nít còn non nớt chưa biết gì, chưa có khả năng tự vệ mà đánh đập nó như vậy là vi phạm quyền trẻ em, phạm luật rồi. Chị làm ở đây nên mình nắm rõ luật Giáo Dục, luật Trẻ em nên chị khẳng định đó là phạm pháp rồi".

Cô giáo cũng khẳng định các cháu rất ngoan ngoãn và đáng yêu. Các cháu thích cô giáo vì chúng không có mẹ, chúng được hưởng tình cảm từ người mẹ hiền thứ 2 nên cháu nào cũng muốn gần cô và dễ bảo. Riêng với cháu Đặng Ngọc Châu cô khen cháu ngoan và xinh, mắt to tròn, hai lông mày cong vòng lên như lông mi giả vậy.
 
Cô cũng cho biết thêm vì cháu ngoan đáng yêu nên trong tập thể giáo viên có một cô giáo đã tặng cháu chiếc vòng mã não đeo tay vào hôm giỗ tổ Hùng Vương. Đáng tiếc thay, chiếc vòng bé Châu đeo đã bị họ đánh cháu làm vỡ vòng và gây thương tích trên tay cháu. Cô giáo này cũng thật thà khẳng định đối với bé Đặng Ngọc Hoàng cháu hơi lì tính và cô cũng khẳng định luôn lì tính cũng không được phép đánh cháu, phạt cháu như vậy.

Không chỉ những cháu có tính lì (lý giải của ông Đặng Văn Khâm là lì phải đánh) mới bị đánh mà theo lời cô giáo này kể thì  cả những cháu không lì cũng mang nhiều vết hằn của đòn roi đau đớn: hơn một năm qua, thỉnh thoảng lại thấy những dấu vết bầm tím xuất hiện trên đầu gối hoặc những dấu vết đòn roi trên lưng, mông các bé, thậm chí có bé mới chỉ hơn hai tuổi cũng có vết thương. Trong đó có trường hợp một bé bị đánh lằn roi ken dày đặc trên lưng như đan rổ, khi ngủ các cô giáo phải đặt bé nằm úp.

Bức xúc, các cô giáo có lần đã lưu ý, nhắc nhở ông Đặng Văn Khâm và đều được trả lời là do các cháu quá lì nên bị những người làm công của cơ sở đánh, ông Khâm hứa sẽ lưu ý nhưng sau đó vẫn tiếp tục tái diễn.

Được biết, cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi nói trên nằm biệt lập giữa vườn thanh long, cách xa khu dân cư và sát chân núi Tà Cú nên các bé khi bị đánh đập không ai có thể nghe được. Ngoài ra, trang trại thanh long này luôn kín cổng cao tường, nuôi cả bầy chó canh cổng nên ít ai được đến gần. Sở dĩ các bé luôn gọi người quản lý là “sư phụ” là do ông Khâm đi tu ở chùa Linh Sơn Trường Thọ, cũng do bà Nguyễn Thị Ngọc Hương đứng đầu.

Trao đổi với cơ quan công an thị trấn Thuận Nam thì được biết, sáng nay đoàn công tác cùng với Ủy ban chăm sóc và bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em Bình Thuận đã vào cơ sở nuôi trẻ mồ côi này làm việc, chúng tôi sẽ thông tin tiếp tới bạn đọc những kết diễn biến của vụ việc.
  • Thu Trinh
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc