Bốn tập đầu tiên của dự án “Người đẹp Nhân ái” Hoa hậu Việt Nam 2016 với sự đồng hành của nhà tài trợ kim cương Sắc Ngọc Khang đã khép lại, song dư âm về nghĩa cử cao đẹp và thiết thực của các cô gái dành cho những nơi có điều kiện khó khăn và những mảnh đời bất hạnh sẽ vẫn còn mãi...
Bất ngờ từ những dự án đầu tiên
Sau bao ngày chờ đợi, khán giả cả nước đã vỡ òa khi được thưởng thức 5 dự án “Người đẹp Nhân ái” của các thí sinh: Nguyễn Thùy Linh (SBD 118), H’Ăng Niê (SBD 155), Hoàng Thị Phương Thảo (SBD 206), Trần Ngô Thu Thảo (SBD 218) và Nguyễn Thị Như Thủy (SBD 242).
5 thí sinh đầu tiên trình bày về dự án Nhân ái
Đúng như kỳ vọng, “Người đẹp Nhân ái” đã “gây mê” người xem khi lột tả chân thực cuộc hành trình đầy thú vị của các thí sinh từ việc bỡ ngỡ lúc nhận dự án, hòa nhập với người dân địa phương đến quá trình thực hiện…
Bốc thăm trúng dự án làm nước sạch cho học sinh trường tiểu học Thiềng Liềng xã Thạnh An, Nguyễn Thùy Linh (Đồng Nai) đã có cuộc tìm hiểu về sự khó khăn của người dân trong việc có nước sạch để dùng.
Thu Thảo hạnh phúc khi mang điện sáng về với người dân
Trong khi đó, cô gái Tiền Giang Trần Ngô Thu Thảo lại gây ấn tượng với nhiệm vụ lắp đặt đèn compac đóng mở tự động trên 6 tuyến hẻm ở các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn. Thảo chia sẻ, nhìn nụ cười hạnh phúc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, cô cảm thấy may mắn khi có cơ hội được chia sẻ tấm lòng của mình qua một dự án đầy ý nghĩa liên quan đến ánh sáng.
Như Thủy cùng các bạn trẻ nhặt rác tại bờ biển
Tạo ấn tượng tốt nhất trong tập 1 là Nguyễn Thị Như Thủy (Đà Nẵng). Cô ghi điểm nhờ vẻ hoạt bát, chân thật cùng sự chín chắn bất ngờ của cô gái tuổi 18. Cùng với đoàn viên thanh niên địa phương, cô tham gia trồng 15 kg đước ở rừng ngập mặn, làm sạch bờ biển với thông điệp súc tích: “Biển sạch quê hương sạch. Rừng xanh đất nước xanh”.
Lan tỏa mạnh mẽ bằng hành động thiết thực
Dù ở góc độ truyền thông hay ý nghĩa nhân văn, “Người đẹp Nhân ái” đã thành công khi tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ với cộng đồng bằng nhiều dự án thiết thực, trực tiếp, mang tính lâu dài. Điều này được thể hiện rõ nhất khi các thí sinh tiếp tục mang những món quà ý nghĩa đến người dân miền Tây và đảo Lý Sơn.
Nguyễn Thị Thành - đại sứ xây cầu
Tiêu biểu như dự án xây bể chứa nước cho 58 hộ nghèo xã Quới Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre của Lục Thị Thu Thảo (Bình Dương), dự án xây cầu cho người dân Mỏ Cày, Bến Tre của Nguyễn Thị Thành (Bắc Ninh), Hoàng Thị Quỳnh Loan mang nước ngọt về Phú Thạnh, Tiền Giang.
Quỳnh Loan xúc động khi nghe câu chuyện của một gia đình
Song đặc sắc hơn cả là các dự án được diễn ra ở một nơi vô cùng đặc biệt: Đảo Lý Sơn. Trong số đó, hình ảnh độc nhất, truyền thông tốt nhất thuộc về Phan Thị Hồng Phúc với nhiệm vụ tôn tạo cột cờ Lý Sơn.
Vận quân phục xanh, Phúc tham gia lễ kéo cờ y như một người lính. Hình ảnh tuyệt đẹp này đã khiến bao trái tim thổn thức, say mê...
“Cột cờ Lý Sơn như linh hồn của một người lính”- Hồng Phúc nói
Ngoài ra còn phải kể đến cô sinh viên Huỳnh Thị Thùy Dung với “Điện sáng đường quê” giúp thắp sáng gần 2 km đoạn đường có 200 người dân làm nghề chài lưới và buôn bán thủy hải sản sinh sống.
Khó như thi… Nhân ái
Tuy là phần thi hấp dẫn nhưng “Người đẹp Nhân ái” thực sự là cuộc chơi đầy mạo hiểm với các người đẹp. Bởi trong 15-20 phút của chương trình, thí sinh phải chứng minh họ đã làm tốt nhất phần việc của mình một cách chân thành, nhiệt tâm, thông minh, hiệu quả.
Còn mãi những nụ cười
Khó khăn là thế nhưng “Người đẹp Nhân ái” lại dễ ăn điểm nếu có tố chất, có tấm lòng. Có lẽ bởi vậy mà sự thể hiện của Kim Duyên với “Vết sẹo cuộc đời” hay Trần Thị Thùy Trang (Huế) xây dựng cầu Trà Vơ Nhỏ... đã chiếm trọn tình yêu của người dân nơi họ đi qua.
Nhân ái chưa bao giờ cần đến thế!
Không chỉ được đánh giá là phương án tối ưu, thông minh và nhân văn của Hoa hậu Việt Nam 2016, “Người đẹp nhân ái” còn ghi điểm nhờ các dự án đều mang tính thời sự, có ý nghĩa xã hội to lớn, qua đó, giúp các thí sinh có thêm nhiều trải nghiệm và hiểu hơn về vai trò, sứ mệnh cao cả của một hoa hậu.
Đại diện nhà tài trợ kim cương Sắc Ngọc Khang
Chia sẻ về dự án “Người đẹp Nhân ái”, ông Vũ Cao Thăng - Phó TGĐ Công ty CP Dược phẩm Hoa Thiên Phú - Đại diện nhà tài trợ kim cương Sắc Ngọc Khang cho biết: “Xem 4 tập đầu của chuỗi chương trình mới thấy còn nhiều lắm những cảnh đời, những địa chỉ cần được biết tới, cần một tấm lòng, một sự chung tay. Một điều mà nhãn hàng SắcNgọc Khang tâm đắc nữa là thông qua các dự án sẽ giúp công chúng có cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn về sự năng động, trí tuệ và tấm lòng nhân ái của các thí sinh cũng như cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016”.
Tiêu chí đánh giá “Người đẹp Nhân ái”
Với sự mới mẻ và độc đáo riêng có, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc về tiêu chí đánh giá một chương trình truyền hình thực tế như “Người đẹp Nhân ái”. Xin bật mí, đó là các nội dung:
- Ý nghĩa, thông điệp của từng dự án mà thí sinh là đại sứ.
- Cách họ tiếp cận dự án và hành động.
- Khả năng truyền thông, ứng xử trước ban bình luận cũng như khán giả.
- Nhan sắc.
Hình ảnh đẹp của dự án Nhân ái
Điểm cộng từ Hội đồng bình luận
Kết quả của phần thi “Người đẹp Nhân ái” sẽ được Ban giám khảo chấm điểm độc lập và công tâm, không phụ thuộc vào phần bình luận của các khách mời. Tuy nhiên không thể phủ nhận chính sự thẳng thắn, chân tình của nghệ sĩ Trấn Thành, nghệ sĩ Xuân Bắc, diễn viên Chi Bảo và nhà báo Trác Thúy Miêu đã khiến các tập của “Người đẹp Nhân ái” trở nên đáng xem và gay cấn hơn.
Hội đồng bình luận tung hứng ăn ý và thú vị
Đặc biệt, những chia sẻ, phân tích của họ đã giúp các thí sinh rút được kinh nghiệm quý báu và trưởng thành hơn. Được biết, thí sinh giành chiến thắng “Người đẹp Nhân ái” ngoài việc nhận được phần thưởng trị giá 50 triệu đồng sẽ được tiến thẳng vào top 5 trong đêm chung kết toàn quốc diễn ra vào 28/8 tại TP HCM.
04 tập còn lại của chuỗi dự án “Người đẹp Nhân ái” sẽ tiếp tục được phát sóng trên kênh VTV9, vào 20h chủ nhật với sự đồng hành của nhà tài trợ kim cương Sắc Ngọc Khang. Hãy cùng đón xem và chờ đợi sự tỏa sáng của 18 người đẹp Hoa hậu Việt Nam phía Bắc.