Đậu đen ninh nhừ với dừa tươi
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), để chữa đau nhức xương khớp, ngủ ngon một mạch đến sáng, mọi người cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 1 trái dừa tươi (loại dừa nào cũng được).
- 1 nắm đậu đen xanh lòng (đậu xanh lòng sẽ tốt hơn nhưng nếu không có, có thể thay bằng đậu đen lòng trắng cũng được).
Cách làm:
- Cho đậu đen vào trong trái dừa còn nguyên nước dừa.
- Đem đi chưng cách thủy nhỏ lửa trong khoảng 4 giờ.
Sau đó dùng muỗng inox nạo cả cùi dừa + đậu + nước dừa ăn hết.
Nếu có điều kiện thời gian thì tuần nào cũng nên ăn 1 trái, còn không thì 3 tuần ăn 1 trái.
Khi ăn nhớ ăn hết cả nước lẫn cái sẽ có công dụng giải nhiệt, chữa đau nhức xương khớp rất tốt, giúp ngủ sâu giấc tới sáng, đồng thời tăng cường collagen cho phái nữ.
Ăn đậu đen ninh với dừa tươi có những tác dụng gì?
Đậu đen giàu chất chống oxy hóa và có tính kháng viêm giúp giảm những cơn đau nhức do bệnh gout, bệnh khớp gây ra. Đậu đen cũng vị thuốc Đông y có tác dụng bổ thận vì nó có hình giống 2 quả thận, lại có màu đen liên quan đến hành Thuỷ. Mà tạng thận lại có chức năng chủ xương tuỷ: Thận tàng tinh mà tinh lại sinh tuỷ, tuỷ ở trong xương để nuôi dưỡng xương cho nên gọi là thận chủ cốt sinh tuỷ. Nếu thận hư, sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc răng, xương mềm, chậm biết đi.
Đặc biệt, người ta nhận thấy các thành phần dinh dưỡng trong nước hầm đậu làm giảm axit uric trong máu và chất lắng đọng của các tinh thể axit uric ở thận, khớp. Đồng thời nước dừa như một chất điện giải giúp giảm đau cơ, giữ nước và thanh lọc độc tố cho cơ thể.
Do vậy kết hợp 2 loại thực phẩm cho ta một món ăn bổ dưỡng lại có tác dụng thanh lọc cơ thể, hữu ích cả với những người bị viêm khớp lâu năm. Tuy nhiên, dù có là thuốc hay thì tác động lên mỗi cơ thể có thể sẽ rất khác nhau tùy vào cơ địa mỗi người. Bạn hãy để ý những thay đổi trên cơ thể mình để kịp thời điều chỉnh nhé.
Song bài thuốc từ đậu đen, nước dừa trị khớp trên lại còn trị gout cũng rất thần thánh.
Lưu ý khi ăn đậu đen hầm dừa
- Nên ăn vào buổi sáng thay vì buổi tối. Vì uống nước dừa vào buổi tối có thể gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng sức khỏe.
- Không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, đậu thầu dầu, ngũ sâm...
- Chỉ uống đậu đen để thưởng thức chứ không dùng nó thay nước uống hàng ngày.
- Chỉ uống đậu đen với 1 lượng vừa đủ. Ngoài 3 nhóm người được khuyên là không nên uống trên thì với người khỏe mạnh chỉ nên uống 1 ngày 1 ly. Người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên uống 1-2 ly/tuần.
Những người không nên uống nước đậu đen
Người thể hàn
Đậu đen vốn có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn như: loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn, chân tay lạnh, mệt mỏi, sợ lạnh… Với những người bị chứng bệnh này nếu uống nước đậu đen sẽ làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm thậm chí còn làm phát sinh thêm các bệnh khác.
Người đang dùng thuốc
Đậu đen vốn là loại hạt có tính năng giải độc bởi trong đậu đen có chứa các chất như protein, phốt pho hữu cơ, các kim loại nặng có thể kết hợp thành chất kết tủa. Vì vậy nếu người đang trong quá trình dùng thuốc mà uống nước đậu đen thì nước đậu đen sẽ phản ứng với các thành phần có liên quan trong thuốc, từ đó làm cho thuốc không thể phát huy hiệu quả như mong muốn.
Người già, trẻ em, thể trạng yếu
Hàm lượng protein trong đỗ đen rất cao khiến cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen, vì vậy khi uống nước đậu đen dễ gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
Trong đậu đen còn chứa nhiều Phytat chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… dẫn tới thiếu máu, loãng xương vì vậy trẻ em và người già cũng được khuyên là không nên dùng.