Phân biệt bệnh sởi với phát ban và dị ứng
Bệnh sởi là tình trạng mà người bệnh nhiễm phải một loại virus cấp tính, ban đầu nhiều người khó có thể phân biệt nó với tình trạng phát ban hoặc dị ứng trên da mà coi nhẹ bệnh, nếu sởi không được điều trị kịp thời rất có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, việc phân biệt là rất cần thiết.
Nếu chỉ là phát ban thông thường thì nốt đỏ trên da sẽ mịn và sáng, nó không bị gồ lên và không ban lên mặt, khi phát ban những vết đỏ mịn sẽ nổi đồng loạt trên toàn cơ thể nhưng khi nó bay đi thường sẽ không để lại sẹo và vết thâm.
Nếu đó là bệnh sợ thì ban sẽ phát trước tiên ở phần sau tai rồi lan ra mặt, sau đó mới xuống dần phía cổ, ngực, bụng,… Những nốt ban của bệnh sởi là những nốt ban không mịn mà gồ lên da mặt, thường khi đã bay đi vẫn sẽ để lại những vết thâm trên da của bạn.
Phát ban và sởi đều sẽ gây ra sốt cùng cảm giác mệt mỏi đau nhức khắp người, chán ăn và buồn nôn.
Những dấu hiệu cụ thể của bệnh sởi
- Khi mắc bệnh sởi thường sẽ xuất hiện đồng thời cùng tình trạng chảy nước mũi, ho và hắt hơi, tiếp theo đó là tình trạng sốt cao và kéo dài liên tục.
- Khi bị sởi trẻ thường bị xuất hiện một số dấu hiệu ở mắt như viêm kết mặc, ra dử mắt, phù nhẹ ở phần mi mắt, cùng với đó thể tiêu chảy.
- Ở niêm mạc má có những chấm nhỏ li ti nổi lên trên, khi trẻ há miệng sẽ nhìn được rõ nhất. Những chấm nhỏ màu đỏ có tình trạng sung huyết ở vị trí ngang với hàm răng thứ nhất. Dấu hiệu này có thể nhìn thấy trong khoảng 12 đến 18 giờ kể từ khi mắc bệnh, sau đó thì nó sẽ mất đi, vì vậy cần chú ý để xác định đúng nhất.
- Trẻ sẽ sốt trong khoảng 3 đến 4 ngày sau đó mới bắt đầu phát ban từ sau tai lan đến trước mặt, rồi lan xuống toàn thân. Những chấm ban có màu hồng nhạt, khi ấn vào sẽ biến mất, chúng có xu hướng kết nối lại với nhau .
- Lúc này trẻ sẽ mệt mỏi và kén ăn.
- Sau khi được chữa trị đúng cách ban sẽ dần bay đi.