Đau thắt lòng trước cảnh trẻ mầm non bị bạo hành

10:55, Thứ năm 31/05/2018

( PHUNUTODAY ) - Bạo hành trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non vẫn chưa thể chấm dứt. Tại sao lại diễn ra thực trạng đáng buồn này?

Cả xã hội lại một lần nữa rúng động bởi đoạn clip đăng tải bởi báo Tuổi trẻ TP.HCM. Trong clip, ba cô giáo tại Trường Mầm non Tư thục Mầm Xanh (Q.12, TP.HCM) có cách răn đe, giáo dục trẻ em hết sức tàn nhẫn.

Dụng cụ ba cô giáo này sử dụng để "dạy dỗ" các cháu bé từ 12 tháng đến 5 tuổi là chân, tay, vá múc canh, can nhựa, ống nhôm, chổi, dao... Đáng nói hơn, hành động đánh đập, bạo hành trẻ em này có sự tham gia của chủ cơ sở mầm non - bà Linh.

Mới đây thôi, ngày 23/11, Công an TP.Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) ra lệnh bắt khẩn cấp đối với bà giúp việc gia đình Nguyễn Thị Hàn (còn gọi là Hoàn, 58 tuổi, trú tại Bình Thượng, xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, Nam Định) để điều tra về clip đánh đập, quăng quật dã man cháu bé gần 2 tháng tuổi (phường Quang Trung, TP Phủ Lý).

Những đứa trẻ ngộ nghĩnh đáng yêu với đôi mắt trong veo, khuôn mặt bầu bĩnh và nụ cười giòn tan thường làm tan chảy triệu triệu trái tim con người. Trẻ em như những chồi biếc mới nhú, còn đang ngơ ngác trước vạn vật trên đời. Chúng sinh ra là được yêu thương và chở che. Ấy vậy mà, đâu đó vẫn có những cảnh “bạo hành trẻ em” diễn ra khiến chúng ta đau lòng.

gia-s-mm-non-gia-s-i-hc-y

Loài vật, cây cối còn biết sống nhân ái huống chi là con người

Peter Wohlleben có biệt biệt danh là “người hiểu ngôn ngữ của cây cối”. Ông là chuyên gia lâm nghiệp người Đức và là tác giả của cuốn “The Hidden Life of Trees” (Cuộc sống bí ẩn của cây cối), một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới. Ông tiết lộ: “Cây cối thường làm bạn với nhau. Ta thấy các tán cây dày thường không che lên các cây khác vì chúng không muốn chặn ánh sáng của bạn bè”. Vậy nên nếu đứng từ mặt đất mà nhìn chúng ta sẽ thấy những đường biên rõ nét giữa các tán lá, trông hệt như những khe nứt hay dòng sông uốn lượn trên bầu trời.

Hay một vài quan sát khá thú vị của các nhà khoa học cũng cho chúng ta thấy được sự “nhường nhịn” và quy tắc “không chấp kẻ yếu” của các loài động vật sống trong thế giới hoang dã. Khi hai con sư tử đánh nhau, chỉ cần một bên vươn cổ sang phía địch thủ, thì đối phương biết rằng đây là tín hiệu của sự “khuất phục”. Ngay tập tức chú sư tử còn lại sẽ áp dụng thái độ “nhượng bộ” bằng cách ngừng tấn công. Hay như khi hai con chó đang cắn nhau, chỉ cần một con nằm lăn ra đất, ngửa bụng lên trời, tỏ vẻ “bái phục chịu thua” thì trận tranh hơn thua này sẽ kết thúc.

Dẫu là ai, làm nghề gì thì trước tiên cũng cần phải “làm người”, mà “làm người” đứng đầu là chữ Nhân

Đức Khổng Tử dạy rằng: “Nhân giả ái nhân” (Người nhân từ sẽ yêu thương con người). Theo giải thích của Khổng Tử, “Nhân 仁” chính là yêu thương con người, mà biểu hiện cụ thể là lòng trắc ẩn, chăm sóc, chở che cho những người yếu ớt, kém may mắn hơn mình.

Chúng ta có thể thấy được sự nhân hậu ấy từ cô Lu Lijing, một phụ nữ sống tại Bắc Kinh. Cô đã dành 12 năm bền bỉ trên chuyến hành trình mang tình thương, sự ấm áp đến với những em bé thiệt thòi. Mặc dù độc thân, nhưng cô đã tự tay chăm sóc cho 2000 đứa trẻ xa lạ. Trên con đường gian nan, đầy rẫy khó khăn ấy, những đôi mắt trong trẻo, nụ cười thơ ngây và khát vọng của những đứa trẻ đã nhen lên ngọn lửa yêu thương trong trái tim cô. Cô hiện đang là người sáng lập một tổ chức phi chính phủ có tên “Những giọt sương rơi trên hoa nhỏ”. Tổ chức của Lijing cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho các trẻ em mồ côi.

Trẻ em ngây thơ và thuần khiết như những thiên sứ, chúng sinh ra để yêu thương và đáng được yêu thương. Đặc biệt là những năm tháng đầu đời thường quyết định sự hình thành tính cách và quan niệm của trẻ về thế giới tương lai. Thiết nghĩ chỉ vì tức giận hay mệt mỏi mà đánh đập, mắng mỏ những em bé non nớt không có khả năng phòng vệ ấy thì thật đáng hổ thẹn.

co-giao-mam-non-mach-me-cach-chon-truong-tot-cho-con

Lẽ nào bài học đầu tiên của trẻ lại là những ký ức hãi hùng như vậy? Điều này rất dễ dẫn đến sự phát triển lệch lạc về nhân cách của trẻ sau này, khi quen giải quyết mọi chuyện bằng việc mắng mỏ và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.

Có người cho rằng, những cô giáo ấy không yêu nghề nên mới đánh mắng trẻ “mạnh tay” như vậy. Thiết nghĩ dẫu là ai, làm nghề gì thì trước tiên cũng cần phải “làm người”, mà “làm người” đứng đầu lại là chữ Nhân (nhân từ).

Mạnh Tử cũng có câu: “Phi trắc ẩn chi tâm, phi nhân dã”, nghĩa là “Không có lòng trắc ẩn đâu phải con người”. Chúng ta có thể thấy rằng lòng nhân ái chính là nền tảng cơ bản của đạo làm người. Một người mà ngay cả lòng nhân từ và đạo làm người cơ bản cũng không có thì sao có thể xứng đáng đứng vào hàng ngũ những người “ươm mầm hạt giống tâm hồn” cho trẻ?

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc