Đề án tăng viện phí: Không theo một logic nào!

06:38, Thứ sáu 14/10/2011

( PHUNUTODAY ) - Giá viện phí mới được Bộ Y tế nói là minh bạch, nhưng thực ra lại không. Bởi Bộ Y tế chưa tiến hành một khảo sát thực tế nào để đưa ra mức giá đó...

phunutoday.vn/chinh-sach-tag14075/">chính sách - BHXH Việt Nam thẳng thắn trả lời trước báo chí.

TS Nguyễn Sĩ Dũng: “Lương của các bác sĩ thấp”-một sự thực chưa được trừ bì!

Giám đốc BV E Trung Ương:  “Viện phí tăng chắc chắn chất lượng dịch vụ y tế công cũng sẽ tăng theo. Bởi cái khó của các bệnh viện công hiện nay là thiếu nguồn kinh phí để duy trì cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”.

mal">

Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức – Hà Nội : “Tại sao ở nước ngoài, nhân viên y tế cúi chào người bệnh, có nước, khi nhân viên y tế ra khỏi phòng bệnh còn đi giật lùi. Tôi đảm bảo, Việt Đức làm được điều đó nếu có tiền. Đằng này, một điều dưỡng phải phụ trách mấy phòng bệnh, quay như chong chóng hết người này kêu đau, người kia tiêm thuốc, truyền… thì làm sao mà có sức niềm nở với người bệnh?” 

Tăng viện phí đồng thời tăng chất lượng dịch vụ?
Tăng viện phí đồng thời tăng chất lượng dịch vụ?

Không theo logic nào cả!

Giá viện phí mới được Bộ Y tế nói là minh bạch, nhưng thực ra lại không. Bởi Bộ Y tế chưa tiến hành một khảo sát thực tế nào để đưa ra mức giá đó, mà chỉ từ các đơn vị y tế báo cáo lên, trong khi các đơn vị y tế thuộc Bộ Y tế luôn than phiền về viện phí và muốn tăng viện phí.

Tôi đồng tình với việc điều chỉnh viện phí cũ năm 1995 vì đã quá lạc hậu, nhưng tăng thế nào cho hợp lý thì phải tính đến khả năng chi trả của người dân và quỹ bảo hiểm y tế. Theo đó, Bộ Y tế cần làm rõ sẽ tính đúng tính đủ hay chỉ tính một phần dịch vụ y tế, nếu một phần thì là bao nhiêu, trong đó công khai từng khoản: từ ngân sách nhà nước, từ bảo hiểm chi trả và phần của người bệnh... Nếu việc này rõ ràng, minh bạch thì người dân sẽ thoải mái chấp nhận hơn.

Trước đây với mức thu 3% lương tối thiểu, bảo hiểm y tế luôn bội chi. Từ năm 2010, khi tăng lên 4,5%, quỹ đã cân đối được thu chi. Song viện phí tăng đồng nghĩa với chi trả bảo hiểm y tế cao hơn, thì không thể đảm bảo được thu chi. Để tránh nguy cơ vỡ quỹ, một trong những giải pháp là tăng mức đóng bảo hiểm. Theo quy định hiện nay, mức đóng tối đa là 6% lương tối thiểu, vì thế việc tăng lên 5 hay 5,5% cho người đóng bảo hiểm sẽ cần tính toán kỹ và có cả lộ trình.

.

Bên cạnh đó, Nhà nước đã chịu trách nhiệm trả lương cho cán bộ y tế, nhưng trong đề án tăng viện phí lại tính cả lương trong đó, tôi cho đó cũng là điều cần phải bàn luận, vì chính chúng tôi cũng thấy chưa hợp lý. Nhất là cơ cấu tiền lương trong nhiều dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, không theo logic nào cả vì nhiều cái chiếm tỉ lệ rất lớn: Một vết thương phần mềm nông dưới 10cm, cơ cấu tiền lương là 18.000đ trong tổng chi là 157.000đ, hay việc thay băng, cắt chỉ, cơ cấu tiền lương là 6.900đ vv...

 Theo tôi, cần phải tính bằng chi phí thực tế đang có ở các cơ sở y tế và tính toán cơ cấu để xây dựng mức phí thì mới phù hợp. Ví dụ, một phòng khám ở Bệnh viện tỉnh mỗi ngày khám khoảng 100 bệnh nhân, nếu tính theo mức giá mới là 20.000đ/người, thì sẽ thu 2 triệu đồng tiền công khám/ngày. Nhưng cần phải tính trong 2 triệu đó, chi phí cho bác sĩ khám gồm những gì: điện, nước, găng tay, vật tư tiêu hao, khấu hao, văn phòng phẩm, rồi tiền công khám là bao nhiêu, chứ không thể cứ tính chung chung thế được.

Hay cách tính giường bệnh cũng vậy: chi phí cho một giường bệnh gồm những gì: chi khấu hao, vật tư tiêu hao, công phục vụ là bao nhiêu, chất lượng dịch vụ thế nào, mới cơ cấu được mức giá hợp lý: Một buồng bệnh mấy người? Ở bên ngoài, khách sạn chỉ 300-400.000đ/phòng, còn trong bệnh viện, nếu thu 150.000đ/người, phòng 4 người thu 600.000đ thì việc phục vụ có được như khách sạn không? Có 1 người nằm 1 giường không? Hay được hưởng điều hòa không? Cái gì làm thước đo chất lượng dịch vụ cho người bệnh? v.v…

Chúng tôi ủng hộ việc tăng viện phí, vì là cần thiết. Nhưng khi đã tăng viện phí, đòi hỏi các thầy thuốc phải có chỉ định điều trị chính xác. Quan trọng nhất là phải sử dụng hiệu quả các dịch vụ chữa bệnh. Thực tế, việc thanh, kiểm tra một số bệnh viện cho thấy, có sự lãng phí lớn trong việc sử dụng dịch vụ y tế: bệnh nhân đau chân, tay vẫn cho chụp sọ não; người bệnh không cần chụp CTscaner , bác sĩ vẫn chỉ định chụp... Điều này đòi hỏi lương tâm người thầy thuốc. Quan trọng là Bộ Y tế cần phải đưa ra phác đồ điều trị chuẩn, làm cẩm nang cho các thầy thuốc trong điều trị.

Phải tính đến khả năng chi trả của người dân và Quỹ bảo hiểm
Phải tính đến khả năng chi trả của người dân và Quỹ bảo hiểm

Viện phí tăng, chất lượng không tăng!

Bảo hiểm y tế không thể không tăng khi viện phí tăng, tuy nhiên mức phí điều chỉnh phải cân đối theo từng nhóm đối tượng. Người có bệnh tham gia bảo hiểm tự nguyện thì cần điều chỉnh cao hơn, còn với người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì có mức tăng ít hơn. Điều này tạo nên tính công bằng.

Viện phí tăng vì giá cũ đã lỗi thời là hợp lý nhưng nhất thiết phải xây dựng cơ cấu giá rõ ràng để giải thích cho việc điều chỉnh. Ví dụ muốn nói chi phí khám chữa bệnh 20.000 đồng thì phải rõ ràng là giá một lần khám với dụng cụ như cây gạc, băng tay... hay có cả tiền công cho bác sĩ, người vốn đã được nhà nước bao cấp lương. Đã tăng viện phí, tức bảo hiểm y tế đã phải chi trả tiền công khám cao hơn trước nhưng Nhà nước vẫn còn phải bao cấp lương cho bác sĩ thì không hợp lý.

Tăng viện phí chưa chắc nâng chất lượng điều trị. Tôi không tin rằng trong 3-5 năm mà tăng viện phí sẽ làm tăng chất lượng điều trị, bởi cái gốc của chất lượng là quá tải. Bác sĩ khám 100 bệnh nhân mỗi ngày, mà nâng giá viện phí thì bác sĩ cũng không thể khám ít hơn để tốt hơn được. (Theo VnExpress).

Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam: Tôi tin Bộ Y tế sẽ thẩm định lại

Theo thông lệ tự nhiên, các bệnh viện bao giờ cũng muốn đề nghị một mức giá tốt nhất, mang lại lợi ích cho các bệnh viện. Nhưng khi thẩm định giá, chúng ta phải căn cứ vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Tôi tin chắc chắn mức giá viện phí đang được đưa ra sẽ được điều chỉnh giảm chứ không như mức độ bệnh viện đề nghị. Còn mức độ điều chỉnh như thế nào phải chờ hội đồng thẩm định công bố.

Tới đây, trách nhiệm Bộ Y tế rất nặng nề để thẩm định giá này. Cơ quan BHXH cũng cử người tham gia hội đồng thẩm định. Tôi tin, Bộ Y tế làm việc rất khách quan vì trong tổ thẩm định giá độc lập không có thành viên là từ các bệnh viện.

Hiện tại, với 40% người dân chưa có thẻ BHYT, chúng tôi rất lo vì trong số này rất nhiều đối tượng nghèo, ở các vùng nông thôn với mức thu nhập thấp, không ổn định... Nếu không đẩy nhanh độ bao phủ của BHYT thì tác động của tăng viện phí rất phức tạp...

Mới đây, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị “Tham vấn dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập” nhằm đánh giá lại tình hình thực hiện việc thu một phần viện phí từ trước đến nay, đồng thời trình bày những luận điểm lớn về chính sách điều chỉnh viện phí dự kiến được thực hiện trong thời gian tới.

Theo dự thảo mới nhất của Bộ Y tế, khoảng 350 dịch vụ y tế (trong tổng số hơn 3.000 dịch vụ, kỹ thuật y khoa) sẽ tăng giá mạnh.

Cụ thể: đối với giá dịch vụ khám chữa bệnh, mức thu được đề xuất điều chỉnh tăng từ 6.000-25.000 đồng/lần khám (tùy theo từng hạng bệnh viện, chuyên khoa). Đối với giường điều trị nội trú, dự kiến mức điều chỉnh cho một ngày/giường bệnh ở tuyến xã sẽ từ 10.000 - 15.000 đồng, hồi sức cấp cứu từ 30.000 đồng đến tối đa là 120.000 đồng, điều trị ngoại khoa tăng từ từ 25.000 - 240.000 đồng, vv…

  • Duyên Duyên

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc