Dị nhân lấy nước vào và phun bằng…hậu môn

06:32, Thứ sáu 18/05/2012

( PHUNUTODAY ) - Chàng thanh niên này tên Hà Văn Luận, năm nay 20 tuổi, quê ở xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Có lẽ đây là khả năng kỳ lạ nhất trong số những “dị nhân” mà chúng tôi đã từng diện kiến. Chàng thanh niên này tên Hà Văn Luận, năm nay 20 tuổi, quê ở xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Chuyện Hà Văn Luận có biệt tài “lấy nước vào người bằng đường … hậu môn rồi “cất giữ” trong cơ thể bao lâu cũng được, sau đó lại “phun” nước trong người ra ngoài cũng chính bằng … hậu môn” làm cho nhiều người rất khó tin, nhưng đó lại là sự thật.

 Trước khi được tận mắt chứng kiến “dị nhân” này biểu diễn chúng tôi cũng không thể tin vào khả năng kỳ lạ đó.

Hễ xuống sông là nước cứ “chui” vào… hậu môn

Theo quốc lộ 91, chúng tôi nhắm hướng về Chùa Bà Châu Đốc, Núi Sam thẳng tiến. Nhưng mới đi được nửa đoạn đường, người dẫn đường đã ra hiệu cho xe chúng tôi dừng lại ngay bến đò đưa khách sang sông ở đình Bình Thủy.

 Người hướng dẫn bảo phải qua sông chạy thêm chừng chục cây số nữa mới tới nhà của “dị nhân” trẻ tuổi.

Nhánh sông rộng chừng 30 mét, hai bến đò cũng nằm đối mặt nhau, lui bến, chiếc đò máy không kịp chạy hết nước ga đã sang tới bờ bên nọ.

 Lượng khách qua lại bến đò này rất lớn, hai chiếc đò bằng trẹc gỗ đặt máy đuôi tôm cứ liên tục ra vào bến như con thoi để đưa rước khách. Vậy mà nơi đây không có lấy chiếc cầu, để nối liền  khoảng cách và rút ngắn thời gian đi lại. Đó là một nhu cầu rất chính đáng.

Người dẫn đường cho chúng tôi nói, đã có dự án bắt cầu treo qua đoạn sông này, nghe nói kinh phí xây dựng cũng lên đến bạc tỷ, đã khởi công gì đó rồi sao thấy im re. Nghe đâu là đang bị vướng giải phóng mặt bằng.

Câu chuyện của chúng tôi chưa được bao nhiêu thì chiếc đò đã cập bến. Người dẫn đường hối chúng tôi đi nhanh cho kịp, sợ “dị nhân” trẻ tuổi lại đi xa không gặp thì tiếc lắm.

 Thật ra, đây là lần thứ ba chúng tôi cất công về Bình Thủy để diện kiến chàng thanh niên trẻ tuổi có biệt tài đặc biệt này nhưng hai lần trước đều không được gặp.

Bởi vì anh phải đi làm việc ở nơi xa, nghe nói đâu ở tận miền Đông Nam bộ. Mỗi năm anh chỉ về nhà một đến hai lần.

 Cho nên, thật tình cờ vừa rồi khi chúng tôi có dịp xuống xã Bình Thủy thì chợt nhớ đến “dị nhân” trẻ tuổi. Không thể chần chừ lại bị vuột mất cơ hội tốt lành, chúng tôi liên lạc ngay với anh Nguyễn Tấn Hậu, một thổ địa ở đây để nhờ dẫn đường.

Chúng tôi vui như bắt được vàng khi anh Nguyễn Tấn Hậu thúc giục: “Ừ, đi ngay đi, hôm nay thằng Luận còn ở nhà chơi Tết, chứ nghe đâu nó sắp trở lại miền Đông làm việc rồi”. Vậy là chúng tôi phóng con “ngựa sắt” lao đi hối hả.

 Con đường đất rộng chừng hơn 1 mét dẫn vào nhà Luận ở cặp bờ sông Hậu rất khó đi, trời nắng thì bụi mịt mù, mưa thì sình lầy “dậy” lên như … cơm nhão.

Dừng lại trước một căn nhà lá nhỏ nằm giữa xung quanh là đất rẫy trồng hành, trồng hẹ, chúng tôi hỏi một người phụ nữ trạc ngoài tuổi 50. Thì ra đó chính là mẹ của “dị nhân” trẻ tuổi mà chúng tôi đang tìm.

Hà Văn Luận (áo xanh) đang tắm sông
Hà Văn Luận (áo xanh) đang tắm sông


 Bà cho biết, Luận vẫn còn ở đây chơi vài ngày nữa mới lên đường, nhưng anh đang đi uống cà phê ở ngoài chợ. Nghe vậy, anh Nguyễn Tấn Hậu vọt xe ra chợ tìm gặp và chở Luận về nhà.

Hà Văn Luận là con trai thứ năm trong một gia đình lao động nghèo có đến bảy anh chị em ở vùng nông thôn xã Bình Thủy. Trước đây, gia đình Luận sống trong căn nhà nhỏ nằm cặp bên bờ sông Hậu.

Gia đình Hà Văn Luận sống bằng nghề làm rẫy, trồng hoa màu, cha anh làm nghề thả lưới cá bông lau trên sông Hậu, loại đặc sản nổi tiếng thơm ngon ở vùng sông nước miền Tây.

Trò chuyện với chúng tôi, Hà Văn Luận khẳng định mình có “khả năng” kỳ lạ là có thể “lấy nước vào người bằng … hậu môn và phun nước trở ra như “vòi rồng” cũng chính bằng “con đường” ấy.

Thế nhưng Luận lại không nhận lời biểu diễn cho chúng tôi xem. Nài nỉ mãi Hà Văn Luận vẫn không chịu nhận lời làm chúng tôi vô cùng thất vọng. Chúng tôi phải “cậy” người quen của Luận nói giúp, để được một lần “rửa mắt” khả năng độc đáo có một không hai này.

Nghe điện thoại của chúng tôi, anh Đặng Văn Sít, một người chú bà con của Hà Văn Luận lập tức có mặt.

Anh Đặng Văn Sít kêu Luận hãy biểu diễn lại một lần để chúng tôi xem nhưng anh cứ nhăn mặt, gãi đầu ra chiều khó nhọc.

Lặng im một hồi lâu, Hà Văn Luận mới từ từ giải thích cho lý do anh không muốn thi triển khả năng kỳ lạ của mình.

Theo lời Luận, trước đây khi còn nhỏ, mỗi lần tắm sông vui đùa với bạn bè cùng trang lứa là anh biểu diễn ngay. Còn vài năm nay do đã trở thành người lớn nên không thể lúc nào cũng phô diễn được.

Nếu anh em, bạn bè nài nỉ quá, muốn xem cho bằng được thì Hà Văn Luận sẽ biểu diễn cho xem nhưng phải đợi đến những đêm trăng sáng và tìm nơi vắng người qua lại.

Mặc khác, bây giờ Luận đã cưới vợ, lập gia đình rồi nên không thể để “lộ” thân thể của mình. Vì theo Luận, muốn biểu diễn trò này không khó khăn gì, nhưng đòi hỏi là phải … để lộ mông ra ngoài mới có thể “bắn” nước được.

Thấy chúng tôi nài nỉ, Hà Văn Luận nhận lời biểu diễn một lần nữa nhưng yêu cầu chúng tôi khi ghi hình, chụp ảnh không được để “lộ” mặt anh, mà chỉ được chụp từ phía sau tới, chụp lưng mà thôi.

 Sau khi chúng tôi hứa sẽ không làm “lộ mặt” thì Luận đi thẳng vào nhà lục lọi gì đó một lúc sau mới trở ra. “nãy giờ đi tìm cái quần cụt cũ để “hy sinh” nó mới biểu diễn được”, Luận giải thích.

 Thì ra là anh đã có tính toán trong đầu từ trước nên tìm cái quần cụt đã bị cũ rồi cắt một lỗ tương ứng với vị trí của … hậu môn.

Luận (áo xanh) đang “hút” nước vào cơ thể.
Luận (áo xanh) đang “hút” nước vào cơ thể.


Vậy là khi biểu diễn chỉ cần xử lý cho nước từ hậu môn phóng qua cái “lỗ lủng” thì sẽ không bị “lộ hàng”.

Hà Văn Luận cho biết, chuyện lấy nước vào, phun nước ra đối với anh bây giờ không khó khăn gì nhưng mỗi lần nhận được lời yêu cầu biểu diễn là anh … toát mồ hôi hột. Cái khó nhất là khả năng kỳ lạ này không thể “phơi bày” giữa đám đông.

 Theo lời kể của Luận, anh tình cờ phát hiện khả năng kỳ lạ của mình từ khi lên 6, lên 7 tuổi. Vì là dân vùng sông nước nên cậu bé Luận đã biết bơi lội từ rất sớm.

 Cứ trưa trưa, chiều chiều là Luận cùng với đám con nít trong xóm nhảy ùm xuống sông tắm mát, nô đùa.

“Lạ lắm, lúc đó tụi em chơi trò đuổi bắt nhau dưới nước. Khi em sắp bị đuổi kịp, em liền hít vào một hơi dài để “lấy hơi” mà lặn thật xa, tránh bị bắt kịp. Thế nhưng khi em ưỡn bụng hít không khí vào thì cảm giác nước cũng “chui” vào bụng bằng đường … hậu môn.

Lúc đó em sợ quá, đâu biết làm sao nên bỏ chạy lên bờ sông rồi đứng lấy một hơi thật mạnh để đẩy nước ra ngoài.

 Thật bất ngờ là nước từ con đường đó cứ bắn ra tung tóe. Thấy chuyện lạ nhưng em không hiểu chuyện gì và cũng không dám nói với ai.

Nhưng kể từ đó, hễ mỗi lần em xuống sông tắm, mà hễ hít hơi nhẹ thôi là nước cứ “chui” qua hậu môn vào trong bụng”, Hà Văn Luận nhớ lại lần đầu tiên phát hiện khả năng kỳ lạ của mình.

“Giữ” nước trong người hàng giờ, đi chơi khắp xóm

Luận kể tiếp, khi đó đám con nít trong xóm thấy Luận vội vã bỏ chạy lên bờ, tụi nó cũng hoảng hốt không biết xảy ra chuyện gì.

Hơn nữa, con sông Hậu đi qua đoạn này bị những cái cồn nhỏ chia cắt không còn lớn lắm nhưng đối với lũ con nít thì con sông vẫn rất lớn và đáng sợ. Chúng sợ đủ thứ.

Vì chúng thường nghe cha mẹ, ông bà, người lớn dọa dưới sông có cá sấu, có ma da (ý nói hồn người chết trôi sông)…

Đại loại là người lớn muốn hù dọa cho đám con cháu của họ sợ mà không dám tắm lâu dưới nước lại sinh bệnh hoặc như thế chúng sẽ không dám một mình ra sông nước sẽ gặp nhiều nguy hiểm.

 “Lúc tụi nó thấy em hoảng hốt bỏ chạy lên bờ thật nhanh, cả đám cũng chạy theo, leo hết lên bờ rồi xúm lại hỏi em đã gặp chuyện gì.

Em cứ đứng thờ người ra, mặt mày xanh như tàu lá, cắt cũng không còn máu mà không biết trả lời tụi nó thế nào.

 Phần vì khi đó em không hiểu xảy ra chuyện gì, lại không biết nói làm sao cho chúng hiểu. Vậy là em lặng im không nói gì rồi xách áo chạy về nhà. Tụi nhỏ trong xóm cũng bỏ về không đứa nào tắm nữa”, Luận cho biết.

 Luận thổ lộ, sau cái lần bỗng dưng bị nước “chui” vào người qua con đường kỳ cục ấy và nước “trốn” vào trong bụng làm Luận hết sức hoang mang lo sợ. Đến nỗi, hai ngày sau Luận không dám xuống sông tắm nữa.
    

 Và “phun” nước ra bằng hậu môn nhưng anh không vừa ý lắm.
Và “phun” nước ra bằng hậu môn nhưng anh không vừa ý lắm.


Ông Hà Văn Lanh, cha Luận cho biết, trong ý nghĩ non dại của một cậu bé chưa được cắp sách đến trường thì em không chỉ sợ có nước “chui” vào bụng” mà sợ có cả con gì khác nữa.

Vào thời điểm đó, tức hơn 10 năm trước ở khắp nơi trên vùng sông nước miền Tây còn đỉa (loại sinh vật có thân hình dài, trơn, có hai đầu hút máu người, trâu bò) rất nhiều.

Và ở nơi đây đã từng xảy ra nhiều vụ đỉa chui vào hậu môn, vào mũi, vào lỗ tai trẻ con, người lớn khi tắm sông hoặc làm những công việc mà phải trầm mình dưới nước.

Thời điểm đó, để tránh sự tấn công, xâm nhập của đỉa, những người đi làm cỏ mướn, cắt lúa trong những vùng đất ngập nước đều mang vớ, tất kín cả chân rồi còn cẩn thận cột ống quần thật chặt.

Vậy mà vẫn không ngăn được đỉa chui vào người hút máu. Vì con đỉa có thân hình rất dễ biến dạng, thay đổi và con người thường không thể phát hiện ra khi bị chúng cắn hoặc chui vô người.

Một con đỉa khi chưa hút máu chỉ nhỏ như đầu đũa ăn cơm, thân mình chúng có thể kéo dài ra gấp hai, gấp ba lần bình thường và vô cùng trơn vì nhớt nhầy nhụa khắp mình chúng.

Tuy nhiên, khi đeo bám vào chân tay người thì chúng sẽ cắn rách da một cách rất nhẹ nhàng bằng những chiếc răng nhanh bén nhọn, rồi tiêm một loại chất vừa gây mất cảm giác vùng da bị cắn, vừa làm máu khó đông để máu cứ tuôn chảy ra và chúng tha hồ hút đến no căn bụng mà thôi.

Và chỉ khi đó, con đỉa mới chịu buông mình rớt khỏi tay chân người. Lúc này nạn nhân mới hay biết mình bị sinh vật ghê tởm này tấn công hút máu.

“Tuy nhiên, những trường hợp bị chúng cắn ngoài da thì chỉ làm mất máu chút mà thôi. Còn khi bị đĩa chui vào hậu môn, hoặc nguy hiểm nhất là lỗ tai thì hậu quả thật khó lường.

 Và cũng tại đây đã từng có trường hợp bị như thế và nạn nhân bị đau đầu kinh niên dẫn đến chết. Bởi vậy tôi thường la rầy không cho tụi nhỏ tắm sông lâu là sợ vậy đó”, ông Lanh nói.

Tuy có vẻ lo sợ vì chuyện lạ xảy ra với cơ thể mình nhưng bản tính tò mò của một cậu bé hiếu động đã khiến Hà Văn Luận tự tìm lời giải đáp cho chính mình.

 Sau vài ngày bình tĩnh trở lãi, Luận một mình lò dò xuống sông tắm, mà mục đích chính là em muốn thử kiểm tra chuyện lạ với cơ thể mình.

Nhưng lần này Luận tỏ ra rất cẩn thận, không dám nhảy ùm ngay xuống nước mà cứ nhấp nhỏm bỏ chân xuống rồi lại rút lên.

Sau một lúc lấy đủ can đảm, em nhúng cả người xuống dòng nước mát nhưng cứ nín thở, không dám hít sâu. “Vậy rồi em thử hít hơi mạnh vào thì nước cũng “chui” tọt qua hậu môn vào bụng.

Em lại giật bắn người. Từ từ rồi em ổn định lại và dần dần điều khiển. Nhưng lúc này em còn nhỏ nên chưa hoàn toàn ý thức, chưa thể khiển nó tốt được. Có nhiều lúc đang đùa giỡn, vô ý hít hơi sâu thì bị “uống nước” đầy bụng bằng… chỗ kỳ cục” - Luận bộc bạch.

 Tuy nhiên Luận cũng thừa nhận rằng khi còn nhỏ thì khả năng “kỳ lạ” của em không đồng đều và hay “giở chứng”. Lúc mới phát hiện ra năng khiếu kỳ cục ấy, Luận đem khoe với tụi bạn nhỏ trong xóm.

Nghe qua đứa nào cũng ôm bụng cười lăn cười bò vì nghĩ thằng này bị điên, làm gì có chuyện “tề thiên” như thế. Không nói không rằng, Luận chạy ngay xuống bờ sông nhảy ùm xuống nước một lúc lại chạy lên bờ.

Kéo chiếc quần cụt trệt qua khỏi mông, Luận đứng, dang chân rộng lấy hơi thật mạnh rồi dùng sức “bắn” một phát, nước từ chổ đó cứ vọt ra ngoài như … “vòi rồng” vậy.

 “Chắc là lúc đó em còn nhỏ nên nước không “bắn” ra xa và cao được nhưng như vậy cũng làm đám bạn nhỏ trong xóm sợ em rồi.

Mỗi năm em lớn lên thì khả năng “hút” nước và “phun” ra cũng mạnh hơn và nhanh hơn.

Hồi nhỏ thì muốn “lấy” nước vào em phải nhảy hẳn xuống sông mới được, còn bây giờ chỉ cần em đưa chỗ đó chạm mặt nước là đã có thể “hút” vào rồi.

Bây giờ em có thể hoàn toàn làm chủ được khả năng kỳ lạ của mình, nhất là em có thể “lấy” nước rồi “cất giữ” trong bụng vài tiếng đồng hồ, đi chơi khắp xóm, sau đó muốn “bắn” ra lúc nào thì “bắn””, Hà Văn Luận quả quyết.

“Bắn” nước như “vòi rồng” là có … nội công

Anh Đặng Văn Sít cho biết đã từng chứng kiến Luận biểu diễn khả năng kỳ lạ trên. Khi đó, Luận đã là một thanh niên 17 tuổi. Lúc này Luận rất ít khi làm trò vì đã là thanh niên, vì không tiện lắm.

Nhưng vào một đêm trăng tròn, cả vùng đất rẫy trong xóm nhỏ nằm ven sông Hậu sáng trưng như ban ngày nên đám thanh niên trong xóm không sao ngủ được.

Họ ngồi bên bờ sông nhìn những ngọn đèn đủ sắc màu của những người thả lưới cá bông lau trên sông Hậu bồng bềnh trên sóng nước.

 Bất chợt, một người trong nhóm đề nghị Hà Văn Luận biểu diễn trò “phun” nước bằng hậu môn nhưng Luận không đồng ý. Từ nài nỉ, mọi người chuyển sang khích tướng rồi thách đố.

 “Lúc đó, mỗi người thách đố thằng Luận làm, nếu được 5 người sẽ thua 5 gói thuốc. Bị nói khích nên nó đồng ý làm”, anh Đặng Văn Sít nhớ lại.

 Anh Sít cho biết, anh và rất nhiều người khác đã chứng kiến toàn bộ khả năng kỳ lạ của Luận “Lạ lắm ông ơi. Nó xuống, cởi trệt quần xuống đầu gối rồi đưa mông xuống mặt nước. Rồi tụi tôi thấy nó nhổm người hít một hơi thật sâu vào thì bên dưới nghe rõ ràng là tiếng nước bị “hút” nghe … ron rót.

Rồi nó đứng dậy đi lên bờ, nhưng không phải “bắn” ra liền mà nó đi tới đi lui tìm chỗ nào kín kín mới làm. Tụi tôi theo nó tới bên bờ chuối.

Nó hạ người xuống, dang rộng hai chân rồi “gồng” một phát, nước vọt ra bắn lên tàu lá chuối. Vọt nước bắn ra cả mét rưỡi đến hai mét chứ không ít”.

Không để chúng tôi đợi lâu, sau câu chuyện Luận liền đi xuống bờ sông tìm nơi biểu diễn.

Ban đầu Luận dự tính chỉ ngồi trên bờ, đưa mông xuống “hút” nước thôi nhưng khi thấy có một thằng bé trong xóm đang ôm cây chuối bơi lội trong con rạch nhỏ, anh đã nhảy ùm xuống vui đùa với nó.

Luận tỏ ra rất bình thường, cứ nằm ngửa thả tàu trên mặt nước rồi lại đứng người lên và “rướng” nhẹ.

Anh Đặng Văn Sít khều tay chúng tôi bảo là Luận đang làm động tác “hút” nước. Sau đó Hà Văn Luận chạy lên bờ nhưng không “phun” nước ra liền. Anh đưa chúng tôi ra tận phía sau nhà, nơi không có người qua lại rồi mới gồng người “bắn” nước vọt ra.

 Lần đầu tiên, nước chỉ phun ra trong khoảng cách ngắn với lực bắn nhỏ. Như không vừa ý với chính mình, Luận lại chạy xuống sông “hút” nước vào, lần này anh “lấy” lượng nước nhiều gấp đôi lần trước rồi chạy ra phía sau nhà biểu diễn thêm lần nữa.

Khi vừa chổng mông xuống, Luận di chuyển cái lỗ đã khoét sẵn trên chiếc quần cụt đến ngay chỗ… tận cùng rồi dùng hết sức “phun” mạnh nước ra ngoài.

Lần phun thứ 2, nước bắn ra như “vòi rồng”.
Lần phun thứ 2, nước bắn ra như “vòi rồng”.


Lần này nước vọt ra rất xa, khoảng hơn 2 mét và kéo dài khoảng 20 giây. Luận phân trần: “Mấy năm nay lớn, lại có vợ rồi nên em không làm trò này nữa.

Bởi vậy, ngay lần thực hiện đầu tiên đã không được như ý muốn. Còn chuyện nước “phun” ra lâu hay mau, nhiều hay ít là phụ thuộc vào sức khỏe. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì thực hiện rất dễ dàng, ngược lại lúc lao động mệt nhọc thì làm không hiệu quả.

Điều quan trọng nhất là em phải tập trung tinh thần rất cao rồi dùng lực bên trong cơ thể, nhất là vùng bụng để đẩy nước ra ngoài. Tuy nói thì đơn giản vậy nhưng em phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn từ tinh thần đến ý chí để điều khiển khả năng kỳ lạ này”.

Đem khả năng kỳ lạ của Hà Văn Luận trao đổi với vị đạo sĩ già cuối cùng trên đỉnh Thiên Cấm Sơn – ông Ba Lưới ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Ông Ba Lưới là một cao nhân đến tu luyện và tập võ nghệ ở Núi Cấm từ khi giặc Pháp xâm chiếm đất nước ta.

 Ông Ba Lưới cũng là một võ sư trong hệ phái Thất Sơn và am hiểu rất nhiều về võ học, nội công, thần công, thần quyền.

Sau khi nghe qua khả năng kỳ lạ của Hà Văn Luận, ông bảo cách mà “dị nhân” trẻ tuổi này vận dụng để đẩy nước ra ngoài qua hậu môn như cách dùng nội công của người luyện võ. Tuy nhiên, Hà Văn Luận không hề biết gì về võ nghệ, chưa từng luyện tập ngày nào.

Nhưng ông Ba Lưới bảo rằng, có nhiều người có căn duyên thì không cần luyện tập cũng “ngộ” ra, nên mới được coi là khả năng kỳ lạ, còn nếu luyện tập mà nên thì quá bình thường.

Theo ông phân tích, nội công (trong võ học) là sự phối hợp tinh thần, thể xác và ý chí, nghĩa là phối hợp giữa “tâm”, “ý” và “khí” cùng lúc với cách thở khí công - thở bụng và luyện nội lực. Môn nội công chú trọng ba điều: điều tâm (linh hồn), khiển ý và chuyển khí.

 Theo tâm lý người xưa, tinh thần thống trị tất cả, được biểu thị bằng 3 dạng: ý thức, tiềm thức và vô thức. Bước đầu tập luyện nội công là đạt được thế đứng tấn cho vững, tập trung ý chí quên mọi cảnh vật chung quanh, đôi tay thao tác nhịp nhàng, hơi thở điều hoà ba nhịp: hô, hấp, vận.

Giai đoạn này luyện nội khí lực và tập trung tinh thần, ý chí lưu chuyển từ lông mày cho tới gót chân. Như vậy, trí não của người luyện được dẫn đi phiêu du trên một con đường tưởng tượng. Với sự tập trung đồng nhất này, các tư tưởng tạp nham làm xao lãng tinh thần sẽ không xen vào được.

Do vậy, tâm hồn người tập tràn đầy nhiệt khí và khi đó thân thể cảm thấy khoan khoái, tứ chi linh hoạt, một niềm sảng khoái bao la tràn tới, hô hấp luân chuyển nhịp nhàng, máu huyết lưu thông đều đặn.

Sức mạnh của nội công ẩn tàng bên trong. “Nó thực sự là một kho tàng vô tận được gìn giữ bên trong và khi cần, nó có thể nhanh nhạy ứng xuất.

Sức mạnh của nội công không nằm nguyên một chỗ nào, nó có thể bắn ra từ 4 phía, nó có thể cương hay nhu, trải ra trên một khoảng rộng hoặc quy vào một điểm nhỏ, lúc thì phát hiện ra bên ngoài, khi thì co rút vào bên trong, linh diệu, đồng bộ cả tâm - ý - thể. Còn đường phát ra nội công thì mỗi người mỗi khác.

Trong truyền thuyết cũng có người luyện nội công và phát ra bằng hậu môn vậy. Nếu như có thể “bắn” nước ra bằng hậu môn như “vòi rồng” thì rõ ràng là người đó có … nội công”, ông khẳng định.

Chúng tôi không thể khẳng định “dị nhân” trẻ tuổi này có nội công hay không nhưng khả năng kỳ lạ của anh là hoàn toàn có thật đã được chúng tôi và nhiều người ở quê anh kiểm chứng.

Gia Bảo
[links()]
 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc