Địa điểm lễ chùa dâng sao giải hạn cúng rằm tháng Giêng linh thiêng

( PHUNUTODAY ) - Vào ngày rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) người dân Việt không chỉ làm mâm cúng ở nhà mà còn đi chùa lễ Phật để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.

Ngày rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một trong ngày lễ lớn theo quan niệm của người Việt. Nhà nhà không chỉ cúng gia tiên mà còn lên chùa thắp hương, cầu mong sức khỏe, bình an; gia đình hạnh phúc, con cháu học hành tấn tới. Dưới đây là một số chùa được nhiều người viếng thăm vào ngày lễ này ở Hà Nội. 

Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội. Dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút nhiều người đến hành lễ. Hàng năm, dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu ăn, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.

Hàng năm, dòng người đổ về chùa Phúc Khánh chiêm bái, lễ Phật cầu ăn, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.

chua-linh-thien-dau-nam phunutoday

 Chùa Phúc Khánh

Trong đó, rằm tháng Giêng là thời điểm đông nhất. Mỗi ngày có tới hàng nghìn phật tử đổ về đây. Đặc biệt trong các khóa lễ người dân thường đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.

chua-linh-thien-dau-nam1 phunutoday

 Chùa Trấn Quốc

Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

Vào ngày rằm, đặc biệt là rằm tháng Giêng, người dân đổ về đây để cầu lộc, cầu sức khỏe, và bình an rất đông.

Chùa Bà Đá

chua-linh-thien-dau-nam2 phunutoday

 

Chùa Bà Đá  là một ngôi chùa cổ nằm ở số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm. Ngôi chùa được xây năm 1056 này còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự. Tuy chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng nơi đây có cảnh quan khá đẹp với nhiều bức tượng gỗ. Hiện nay chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Rất nhiều người dân Hà Nội có thói quen đi lễ đầu năm ở chùa Bà Đá để cầu xin may mắn và an lành cho bản thân và gia đình.

Chùa Hà

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy – Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

chua-linh-thien-dau-nam3 phunutoday

 

Nếu như những ngôi chùa khác tập trung nhiều tầng lớp trung niên, các cụ ông cụ bà đến để giải hạn, để lễ bái thì chùa Hà được đông đảo học sinh, sinh viên biết đến với một cái tên khác – Chùa Tình yêu.

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ toạ lạc tại phố Quán Sứ không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà đây còn trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bởi vậy trong ngày năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong. 

chua-linh-thien-dau-nam4 phunutoday

 

Chùa Quán Sứ cũng là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Điều độc đáo ở ngôi chùa linh thiêng này là tại Gian Quan âm đang trưng bày pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn