Dùng nước lạnh để rửa bài vị
Các nhà tâm linh khuyên chúng ta khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, đây là điều bất kính, mạo phạm đến thần Phật (ở ngôi vị cao hơn tổ tiên).
Tóm lại, việc lau dọn bàn thờ vẫn luôn rất quan trọng nên không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện được. Các chị nên cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết cũng là cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
Làm vỡ đồ trên bàn thờ
Đây là một trong những điều đại kỵ khi lau dọn bàn thờ. Tốt nhất chúng ta phải cực kỳ cẩn thận, nhẹ tay không được làm vỡ đồ vật. Bởi khi làm đổ vỡ các đồ vật, gia đình sẽ bị ông bà Tổ tiên quở trách và nhiều điềm xấu sẽ xảy ra.
Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên không đúng vị trí
Trước khi mang những đồ thờ xuống cọ rửa, các chị hãy nhớ thật kỹ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng nhé. Việc để các đồ thờ cúng sai vị trí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ.
Tốt hơn là với tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng khi muốn thay thế đồ mới thì phải thả ra đồ cũ sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.
Lưu ý khi thắp hương ngày tết
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh (Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD), như vậy là không đúng. Trong các ngày Tết mọi người không nên thắp hương nhiều, liên tục.
Theo ông Linh, chỉ thắp khi cúng dường như lúc chuẩn bị xong mâm cỗ tất niên, mâm cúng giao thừa, thắp lại lần nữa đúng khi chuyển giao năm mới.
Thắp hương hay khấn liên tục là điều không tốt chỉ gây "phiền nhiễu" cho gia tiên, nhất là khi đồ cúng vẫn giữ nguyên không có bổ sung mới. Điều này đồng nghĩa việc "mời" gia tiên về "ăn đi ăn lại"", tỏ rõ thái độ không thành tâm và coi thường của gia đình.
Theo các nhà tâm linh, mọi người chỉ nên thắp trước khi vào cúng và mỗi bát hương chỉ thắp một nén là đủ. Ngoài ra, có thể sử dụng hương vòng để duy trì sự cháy liên tục của hương trên bàn thờ trong những ngày tết hoặc ngày lễ giỗ.
Nếu muốn đốt hương vòng trên ban thờ để có không khí ấm áp ngày Tết, người dân nên đặt hương vòng trong đĩa và đốt ở ngoài bát hương. Như thế sẽ không động bát hương, còn dễ làm sạch ban thờ.
Khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi hay ăn mặc luộm thuộm… Khi khấn cần phải liền mạch, không ngắt quãng theo kiểu đang khấn bỏ dở chuyển sang sắp đồ lễ hay làm việc gì đó. Cần thành tâm để cúng, khấn nhằm thể hiện sự tôn trọng với thần linh, tổ tiên, ông bà.