Điều tra DN thuê người vượt biên cõng gỗ Lào về VN

09:27, Thứ năm 15/08/2013

( PHUNUTODAY ) - Theo UBND tỉnh Quảng Bình, có hàng trăm người dân ở các xã Hóa Hợp, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Trọng Hóa và Dân Hóa vượt biên qua Lào đưa gỗ về Việt Nam.

(Đời sống) - Theo UBND tỉnh Quảng Bình đã có hàng trăm người dân ở các xã Hóa Hợp, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Trọng Hóa và Dân Hóa vượt biên qua Lào đưa gỗ về Việt Nam trong những ngày qua. Hoạt động này có tổ chức và rất manh động, gây lo lắng trong nhân dân, làm phức tạp an ninh trật tự ở vùng biên giới.
 
 
Tờ Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ văn phòng phòng UBND tỉnh Quảng Bình ngày 14/8 cho biết, chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Hoài đã yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra làm rõ doanh nghiệp kinh doanh gỗ nào của VN tại Lào đã thuê người dân vượt biên giới trái phép qua Lào cùi, cõng gỗ trắc về VN để có biện pháp xử lý theo pháp luật.
 
Đồng thời, chỉ đạo huyện Minh Hóa và bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, công an tỉnh ngăn chặn và bắt giữ những người vượt biên giới qua Lào cùi, cõng gỗ.

 

Dùng xe máy chở gỗ lậu xảy ra phổ biến tại Quảng Bình.
Dùng xe máy chở gỗ lậu xảy ra phổ biến tại Quảng Bình.
 
Theo đại tá Phan Công Lương, phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Bình, đơn vị đã và đang phối hợp với các cơ quan liên quan ở tỉnh, với nước bạn Lào ngăn chặn và bước đầu hạn chế số người vượt biên trong những ngày qua chỉ còn vài chục người. Đồng thời khẩn trương điều tra phát hiện doanh nghiệp, cá nhân đứng đằng sau sự việc này.
 
Hiện tượng hàng trăm người dân khai thác gỗ lậu xuyên biên giới diễn ra ngày càng phức tạp, manh động, có tổ chức đã ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự biên giới và còn làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp.
 
Báo cáo của Cơ quan Điều tra về Môi trường (EIA), có trụ sở tại Anh cho biết, diện tích rừng tại Lào trong những thập niên qua đã bị thu hẹp lại đến mức báo động: năm 1940, rừng chiếm tới 70 % diện tích của nước Lào tỷ lệ đó chỉ còn là 41 % vào năm 2002 và theo dự báo của EIA thì đến năm 2020 thì chỉ còn là 30 %.
 
Tháng 6/2011, Thủ tướng Lào đã ban hành một đạo luật để củng cố các biện pháp chống buôn lậu gỗ.
 
Theo Cơ quan Điều tra về Môi trường, hàng năm có ít nhất 500.000 mét khối gỗ lậu, trị giá khảng 150 triệu đô la được chuyển qua biên giới giữa Lào với Việt Nam. Khối lượng gỗ này được dùng vào việc sản xuất hàng nội thất và sau đó được đem xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.
 
Theo thống kê của từ các cục hải quan địa phương, từ đầu năm 2011 - tháng 6/2012, có khoảng 2.221 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với trị giá hàng hóa gần 27 tỉ đồng là con số thống kê mới nhất các vụ buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến biên giới Việt-Lào.
 
Tại các cặp cửa khẩu Cầu Treo- Nậm Phao, Chalo- Na Phàu… nổi lên hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã đặc biệt là gỗ. Ngoài các thủ đoạn truyền thống, các đối tượng buôn lậu gỗ đã lợi dụng hoạt động đầu tư, hợp tác kinh  tế với Lào để buôn lậu gỗ quí từ Lào vào Việt Nam, hầu hết các hợp đồng mua bán gỗ với cư dân, doanh nghiệp Lào là các hợp đồng giả.
  • Thế Nguyễn (Tổng hợp theo TTO, ĐVO)

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc