(Phunutoday) - Lấy chồng và sang Mỹ định cư cùng gia đình nhà chồng, rất nhiều năm qua khán giả nghe nhạc trong nước không còn thường xuyên được nghe giọng hát của Hà Trần. Hiếm hoi lắm mới có dịp Hà Trần về Việt Nam biểu diễn và giới thiệu những sản phẩm âm nhạc mới của mình. Thế nhưng dù không xuất hiện thường xuyên, không có ê – kip lăng xê tên tuổi rầm rộ như những ngôi sao trẻ bây giờ, Hà Trần vẫn được người yêu nhạc xếp vào một trong 4 diva của làng nhạc Việt, bên cạnh Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung.
Dù có đi đâu thì Hà Trần vẫn vậy: vẫn thông minh và cá tính trong cả âm nhạc cũng như trong cuộc sống, vẫn có cái tôi rất cao và không giống bất cứ nữ nghệ sĩ nào, chỉ có một điều sự thông minh và sắc sảo ấy của Hà Trần hôm nay đằm thắm và chín muồi hơn, sau khi đã được trải nghiệm qua nhiều năm sống với vai trò một người vợ.
Nỗi mất mát lớn thời thơ ấu
Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, bố là NSND Trần Hiếu, mẹ là nhà giáo ưu tứ Vũ Thúy Huyền (nguyên Trưởng khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội), chú là nhạc sĩ nổi tiếng Trần Tiến, cô ca sĩ sinh năm 1977 - Trần Thu Hà đã bước vào âm nhạc như một lẽ đương nhiên.
Bước ngoặt lớn nhất trong thời thơ ấu của Hà Trần có lẽ là khi mẹ cô – Nhà giáo ưu tú Vũ Thúy Huyền qua đời. Khi đó Hà Trần mới 14 tuổi, cái độ tuổi vừa chớm dậy thì, cần hơn bao giờ hết sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương và bảo ban của một người mẹ. Nỗi đau mất mẹ là khoảng trống lớn nhất trong tuổi thơ của Hà Trần.
Ngày nhỏ, Hà Trần rất gắn bó với mẹ. Mẹ cô vốn là một người phụ nữ giỏi giang, đảm đang quán xuyến chuyện nhà cửa và hết mực hiểu tâm lý con cái. Hà Trần bộc lộ cá tính mạnh ngay từ khi còn bé, nhưng mẹ cô luôn là người hiểu và chia sẻ nhất với những cá tính đó của con gái. Ngày bé Hà Trần có một sở thích đặc biệt với việc sáng tác thơ. Cô thường làm thơ vần, khơ khổ 4. Cứ làm được bài thơ nào xong, cô bé Trần Thu Hà lại mang cho mẹ đọc và nhận xét.
Mỗi lần như thế, mẹ cô không chỉ giúp cô sửa từng câu chữ mà còn khuyến khích cô tiếp tục sáng tạo, vì dù viết nhạc hay làm thơ, thì đó cũng đều là những lao động nghệ thuật đáng trân trọng. Có những bài thơ ngày bé Hà Trần sáng tác đã trở thành bí mật của hai mẹ con cô, chỉ hai mẹ con cô biết với nhau, đọc với nhau và tự nhận xét.
Mẹ luôn là một người bạn lớn của Hà Trần, là người đặc biệt có ý nghĩa với cô,nên khi mẹ mất năm Hà Trần 14 tuổi, cuộc đời của Hà Trần bước sang một giai đoạn khác. Khi mất mẹ, một thời gian dài sau này, cho đến tận lúc trưởng thành, Hà Trần luôn mang trong lòng cảm giác sụp đổ, mất thăng bằng. Cô thường xuyên rơi vào cảm giác cô đơn, tuyệt vọng, chán đời và không tìm được ý nghĩa cuộc sống. Sự ra đi quá sớm của người mẹ khiến cô bé đang bắt đầu tuổi thiếu nữ trở nên bất ổn, chênh vênh suốt một thời gian dài.
Không còn có “người bạn” đặc biệt ấy để chia sẻ, Hà Trần sống khép kín hơn, già cỗi hơn và thiếu đi cái hồn nhiên của thời thiếu nữ. Cô thường thu mình vào một chỗ, chúi mũi vào đọc sách và nghĩ ngợi xa xôi. Những lúc đó dù sống giữa bố và anh trai và được mọi người che chở, Hà Trần vẫn là một cô gái nhỏ cô đơn.
Sự ra đi của nhà giáo ưu tú Vũ Thúy Huyền không chỉ là nỗi mất mát lớn đối với cô con gái nhỏ Hà Trần, mà còn là sự hụt hẫng không thể bù đắp với NSND Trần Hiếu – cha của Trần Thu Hà. Chính Trần Hiếu cũng từng tâm sự, sau khi vợ mất, một thời gian dài ông sống trong đau khổ, tưởng mình vĩnh viễn không thể hát được nữa sau mất mát ấy. Lúc vợ ông còn sống, Trần Hiếu sống rất lãng tử, chỉ chí thú, say mê âm nhạc bởi biết mình đã có một người vợ quá đảm đang, giỏi thu vén, chăm lo đời sống gia đình.
Sau này, khi vừa phải làm cha, vừa phải làm mẹ, vừa phải lo chuyện cơm áo gạo tiền, chính Trần Hiếu cũng phải mất rất lâu mới cân bằng lại được cuộc sống của mình và quen với những biến cố đã xảy ra với mình.
Khi Hà Trần còn nhỏ, cô và cha mình không thực sự gần gũi với nhau. Khi mẹ mất, đôi lúc Hà Trần vẫn tủi thân vì bố mình không tình cảm với con gái như những ông bố khác. Tuy có một sự nghiệp vẻ vang, nhưng trong con mắt con gái, NSND Trần Hiếu lại là người vụng về trong các ứng xử gia đình và ngoài xã hội.
Trong ký ức Hà Trần ngày đó, bố là người luôn vắng nhà, luôn đam mê công việc hơn tất cả, luôn cống hiến hết mình cho nghệ thuật và có thể hát ở bất cứ nơi đâu, bất cứ trong hoàn cảnh nào.
Sau này khi lớn lên, bắt đầu trở thành một nghệ sĩ, Hà Trần mới hiểu bố hơn. Bởi lúc ấy cô đã nhận ra cái gánh nặng mà bố cô và những nghệ sĩ khác phải mang theo, nhất là những người đặc biệt có đam mê với nghề. Sự đồng cảm đã ngày càng gắn bó hai bố con lại với nhau.
Hà Trần chưa bao giờ được xếp vào diện “đẹp” hay “xinh xắn”. Lúc nhỏ, cô vẫn bị trêu về mấy cái răng hô, về mái tóc rễ tre, đôi mắt bé tí, mũi thô và đôi chân có bắp chân to như bắp chân voi. Bị trêu nhiều quá, đã có lúc Hà Trần nghĩ đến việc sau này lớn lên sẽ đi cắt chỗ này, vá chỗ kia. Nhưng đến bây giờ gương mặt của Hà Trần vẫn chưa một lần động đến dao kéo.
Có rất nhiều quan điểm trái chiều về ngoại hình của Hà Trần. Có người nói cô xấu, nhưng cũng có người nhất quyết là cô rất đẹp. Không phải đẹp theo kiểu lộ ra bên ngoài, mà là cái đẹp về sự hài hòa thẩm mỹ, về phong thái, về khí chất toát ra qua từng dáng điệu, cử chỉ. Vì thế, sẽ luôn thấy Hà Trần tự tin vô cùng vào vẻ ngoài của mình, tự tin vào gu thẩm mỹ của mình, dù có bất cứ ai nói ngả, nói nghiêng hay bình luận, chỉ chỏ.
Chính sự tự tin đó đã tạo nên sức hấp dẫn của Hà Trần, khiến những người yêu Hà Trần sau này đều đẹp trai hoặc có tài hoặc có cả hai yếu tố đó, chứ nhất định không thể kém hơn.
Mẹ mất sớm, trong nhà chỉ có bố và anh trai, sống trong gia đình toàn đàn ông, nên tính cách của Hà Trần đã sớm tự lập và mạnh mẽ. Không có mẹ ở bên cạnh để bảo ban, bố lại không đủ sự tâm lý để lắng nghe những tâm sự, những khúc mắc của tuổi dậy thì, Hà Trần cứ lầm lầm, lì lì, tự đi tìm hiểu và tự giải đáp những thắc mắc cũng như tự giải quyết các vấn đề của mình.
Điều đó khiến sau này, trong bất cứ việc gì, kể cả trong âm nhạc cũng như trong cuộc sống riêng, Hà Trần cũng luôn muốn giải quyết theo ý của mình. Cá tính mạnh đó đã hình thành nên một phong cách âm nhạc riêng biệt cho Hà Trần, nên dù không có lợi thế về ngoại hình, nhưng cá tính âm nhạc của cô đã thực sự chinh phục được khán giả một cách lâu bền.
Sinh ra trong một gia đình có bố và chú ruột đều là những người nổi tiếng, cái mà Hà Trần học được nhiều nhất từ những người đàn ông trong gia đình mình chính là sự nhận thức toàn diện về hai chữ: nổi tiếng! Sống trong ngôi nhà của những người nổi tiếng, Hà Trần thấy sự nổi tiếng bình thường, giản dị và đôi khi phải trả giá đắt mới có được.
Sau này khi trở thành ca sĩ nổi tiếng, được xếp vào hàng diva, Hà Trần đã học của bố và chú cách ứng xử với sự nổi tiếng của chính bản thân mình. Cô đã từng chứng kiến bố và chú ruột xuất hiện bình dị mỗi khi đi ra đường, ăn uống ở những quán bình thường nhất và cười đùa thân thiện với những người dân bình dân nhất. Điều đó khiến họ mãi là những nghệ sĩ được công chúng yêu mến về cả tài và đức. Đó cũng là điều Hà Trần học ở bố và chú trong ứng xử sau này.
Hậu sinh khả úy
Là con nhà nòi âm nhạc, nên việc Hà Trần thích hát là điều không phải bàn cãi. Lúc còn nhỏ, Hà Trần thường theo bố đi biểu diễn. Vài tuổi đầu, cô đã có thói quen vừa ngồi trong cánh gà ngắm bố và các nghệ sĩ khác biểu diễn, vừa bình luận, phân tích, đánh giá như một nhà phê bình khó tính. Sau này, Hà Trần cũng luôn tự phê bình chính âm nhạc của mình. Cô không bao giờ hài lòng với những gì mình có mà luôn tìm cách để có được những sáng tạo mới hay hơn, thành công hơn.
Say mê âm nhạc, nhưng khi còn nhỏ Hà Trần có giọng hát rất “phô”. Đến nỗi mà NSND Trần Hiếu ban đầu không hề có ý định hướng cho con gái mình trở thành ca sĩ. Ông chỉ hướng cho cô trở thành giáo viên. Nhưng chính Trần Hiếu cũng thấy công việc đơn điệu, chỉn chu của một cô giáo không phù hợp với tính cách mạnh của Hà Trần. Vì thế Trần Hiếu vẫn khuyến khích con gái tập luyện, để khắc phục những nhược điểm trong giọng hát của mình.
Những lúc khó khăn, ông vẫn động viên con bằng chính kinh nghiệm thực tế từ cuộc đời mình: “Ngày xưa bố hát như bò rống, nhưng nhờ kiên trì tập luyện, giờ bố đã có thể hát mọi thể loại và hát hay”. Sự động viên, khích lệ của bố đã khiến Hà Trần kiên trì tập luyện, để nuôi ước mơ của mình.
Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, Hà Trần có lẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bố. Chính NSND Trần Hiếu là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy quan trọng nhất trong việc hình thành cá tính âm nhạc cho Hà Trần. Luôn dõi theo con trên từng bước đi của sự nghiệp, NSND Trần Hiếu đã nhiều lần phải uốn nắn con khi cần. Có giai đoạn Hà Trần rất ngưỡng mộ Mỹ Linh và tìm mọi cách bắt chước giọng hát của Mỹ Linh và chính NSND Trần Hiếu là người phản đối sự bắt chước đó quyết liệt nhất, mạnh mẽ nhất.
Ông nói với con: “Con là Trần Thu Hà, là con của bố, chứ Mỹ Linh không phải con của bố…”. Cứ nói từ ngày này sang ngày khác, cuối cùng Hà Trần cũng nhận ra và dần tự ý thức được cái đáng quý trong việc tạo ra cá tính âm nhạc của riêng mình.
Nếu trong cuộc sống gia đình, với vai trò là một ông bố của một cô con gái, NSND Trần Hiếu đã không tròn vai, không giúp cho Hà Trần bù đắp được nỗi thiếu hụt, mất mát tình thương của mẹ khi còn quá nhỏ, thì trong âm nhạc, ông thực là một người bạn tri kỷ của con gái, là người theo sát mỗi bước thành công trong sự nghiệp của Hà Trần.
Khi Hà Trần biểu diễn live show “Nhật thực”, dưới hàng ghế khán giả, ngồi nghe giọng hát của con mình, NSND Trần Hiếu đã run lên vì xúc động. Hết buổi diễn ông đã nói với con: “Trước giờ bố chỉ coi con là ca sĩ trẻ. Nhưng sau hôm nay, lần đầu tiên bố gọi con là nghệ sĩ”.
Khi còn cống hiến thường xuyên trên sân khấu nhạc trong nước, Hà Trần luôn là một điểm nhất đặc biệt, khác người và không bao giờ bị lẫn lộn giữa những ngôi sao khác. Cô tỏa sáng theo cách của riêng cô, rất đặc biệt, rất quái, nhưng cũng rất đi vào lòng người.
NSND Trần Hiếu và nhạc sĩ Trần Tiến – người cha, người chú của Hà Trần từ rất lâu rồi đã phải công nhận tài năng của Hà Trần một cách tâm phục khẩu phục và không giấu niềm tự hào về “hậu sinh khả úy” trong truyền thống nghệ thuật của gia đình mình.
Chuyện tình hóm hỉnh nhưng nghiêm túc của cô ca sĩ khác người
Cá tính trong âm nhạc nên trong cuộc sống đời thường, Hà Trần cũng là người cá tính. Ngày cưới của cô với chú rể Đoàn Bình, nhạc sĩ Trần Tiến – chú ruột của Hà Trần đã phải cười khà khà khi thấy cô cháu gái cưng của mình mặc váy cưới cô dâu thướt tha như ai, nhưng thay vì đến nơi tổ chức lễ cưới bằng một chiếc xe hơi sang trọng, bóng lộn, cô dâu lại ngồi sau lưng chú rể trên chiếc vespa cổ chạy phành phạch qua các con phố giữa giờ tan tầm, đường tắc và mịt mù khói bụi để đến nơi tổ chức lễ cưới. Trước đó khách mời đã được “sốc” vì ấn tượng 1 lần với chiếc thiếp mời có một không hai của Hà Trân.
Trên thiệp cưới, Hà Trần và chú rể Đoàn Bình đã in dấu vân tay của hai người cùng dòng chứ: “Ai cũng hiểu được tại sao họ lại tính chuyển kết hôn”. Yêu và cưới rất thần tốc, chỉ trong 3 tháng trời, nhưng ngay từ lúc quyết định chuyện hôn nhân, Hà Trần đã tin rằng đây chính là người đàn ông mình sẽ gắn bó suốt đời.
Cần phải nói rằng trước khi lấy chồng, Hà Trần đã từng yêu khá nhiều. Người yêu của cô từ thời trung học cho đến khi cô trở thành một ca sĩ nổi tiếng, đều là những người rất đẹp trai, hoặc rất tài. Hà Trần tự nhận mình là người “háo sắc” và “ham tài”. Nếu người đàn ông không hội đủ một trong hai yếu tố đó, thì sẽ rất khó lòng lọt vào mắt xanh của Hà Trần. Là tuýp người mạnh mẽ, cá tính, trong tình yêu, có một dạo Hà Trần chỉ thích “đi săn” chứ không thích trở thành kẻ “bị săn đuổi”.
Vì thế cô chỉ yêu những người cô thích chứ không yêu những người thích cô. Nhưng cũng vì cá tính mạnh đó, mà những mối tình của Hà Trần trước đây luôn khiến cô cảm thấy bất an. Bởi cô nhận ra những người đàn ông cô đã yêu, họ không khiến cho cô có cảm giác được che chở mà ngược lại, cô phải che chở họ. Chỉ đến khi gặp chàng trai Việt kiều Đoàn Bình, Hà Trần mới tìm được người đàn ông khiến mình có cảm giác được che chở.
Chuyện quen nhau của Hà Trần và Đoàn Bình cũng là cả một câu chuyện dài và nhiều chuyện thú vị như chính âm nhạc của Hà Trần.
Đoàn Bình sống ở Mỹ từ nhỏ và chẳng biết gì về nhạc Việt. Nhưng vì đam mê âm nhạc, anh vẫn sáng tác, hòa âm và sản xuất đĩa cho các ban, nhóm nhạc ở hải ngoại. Chính nhờ đó mà Đoàn Bình có cơ hội quen biết nhau qua Thanh Lam, khi có dịp sang Mỹ làm đĩa nhạc. Trước khi gặp Hà Trần, Đoàn Bình không bao giờ nghĩ sẽ lấy một người vợ ở Việt Nam, bởi Đoàn Bình nói tiếng Việt rất kém nên cả nhà đều đinh ninh anh sẽ lấy vợ Mỹ.
Nhưng sau khi gặp Trần Thu Hà, anh đã về nhà với gương mặt phờ phạc, hỏi bố: “Bây giờ muốn tỏ tình với con gái Việt Nam thì nói làm sao?”. Điều duy nhất mà lúc đó bố Đoàn Bình có thể bày cách cho con mình là “có sao nói vậy”, để ghi điểm ở sự thật thà. Sau này có tờ báo hỏi Đoàn Bình tại sao lại yêu Hà Trần, anh cười bí hiểm và nói tưng tưng: “Vì tôi là một thằng khùng nên tôi khoái con nhỏ khùng”.
Suốt 1 năm đầu mới quen nhau, Hà Trần và Đoàn Bình chỉ là bạn bè. Nên ngày đột ngột Đoàn Bình tỏ tình với Hà Trần, cô đã rất bối rối và giận dữ khi nghĩ mối quan hệ bạn bè của mình bị phá vỡ.
Thế nhưng khi ở Việt Nam, cô đã nhận ra mình nhớ vô cùng người đàn ông này. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, Hà Trần đã biết đây chính là người đàn ông mình cần, người đàn ông khiến cô có thể sống chung dưới một mái nhà trong suốt cuộc đời sau này.
Bởi ở bên cạnh Đoàn Bình, cô có cảm giác được bao bọc, che chở, có cảm giác an bình chưa bao giờ có được trong đời. Bởi người đàn ông đó vừa có sự ngây thơ, trẻ con của bố cô, vừa có sự sắc bén từng trải như nhạc sĩ Trần Tiến – chú ruột cô, vừa có sự rộng lượng như anh trai cô. Những điều đó khiến cô hiểu rằng mình nhất định phải sống với người đàn ông này.
Cả hai đều là những người dứt khoát, nhanh gọn, nên đám cưới của Hà Trần và Đoàn Bình diễn ra rất nhanh, chỉ trong hơn 2 tháng kể từ khi Hà Trần và Đoàn Bình chính thức yêu nhau.
Nhiều người đã ngỡ ngàng vì nhận được thiệp cưới của Hà Trần mà vẫn chưa hề hay biết mặt chú rể. Nhưng tất cả những người thân nhất của Hà Trần thì đều hiểu cô đã rất nghiêm túc và cân nhắc khi đi tới quyết định này. Hơn ai cả, Hà Trần là người tự tin hơn cả vào quyết định của mình. Cô biết nó đúng và đương nhiên, giống như một cộng với một bằng hai, chính xác đến mức không cần bàn cãi.
Khi về làm dâu, Hà Trần cũng không cư xử như một cô con dâu bình thường. Cô không tỏ ra khép nép, sợ hãi trước gia đình nhà chồng, trước bố mẹ chồng. Ngày mới về nhà chồng, mẹ chồng cô vẫn sốc vì thấy cô cứ lừ lừ, chẳng chịu nói chuyện với ai, hoặc đôi khi có những hành động mà một bà mẹ chồng cho là “tự nhiên quá thể” trong cương vị một cô con dâu.
Nhưng sống lâu với Hà Trần, cả gia đình nhà chồng đều thích tính cách thẳng thắn, không màu mè của cô. Những tính cách ấy hợp với lối sống của một gia đình người Việt vốn quen với lối sống dân chủ như gia đình Đoàn Bình.
Về làm dâu trên đất Mỹ, thỉnh thoảng Hà Trần vẫn có những chuyến đi về Việt Nam, vẫn hát trên sân khấu âm nhạc trong nước, nhưng không được thường xuyên như những khán giả yêu mến cô mong đợi.
Không còn hoạt động âm nhạc rầm rộ, chỉ đi hát những ngày cuối tuần khi ở Mỹ, Hà Trần dành nhiều thời gian cho gia đình nhỏ của mình hơn và vẫn hài lòng với người chồng mà mình đã lựa chọn. Hạnh phúc làm cho Hà Trần – cô ca sĩ với phong cách “quái” và bất kham trở nên chín chắn, đằm thắm, đẹp và ngày càng dịu dàng hơn bao giờ hết.
Lâm Bình
Dù có đi đâu thì Hà Trần vẫn vậy: vẫn thông minh và cá tính trong cả âm nhạc cũng như trong cuộc sống, vẫn có cái tôi rất cao và không giống bất cứ nữ nghệ sĩ nào, chỉ có một điều sự thông minh và sắc sảo ấy của Hà Trần hôm nay đằm thắm và chín muồi hơn, sau khi đã được trải nghiệm qua nhiều năm sống với vai trò một người vợ.
Nỗi mất mát lớn thời thơ ấu
Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, bố là NSND Trần Hiếu, mẹ là nhà giáo ưu tứ Vũ Thúy Huyền (nguyên Trưởng khoa Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội), chú là nhạc sĩ nổi tiếng Trần Tiến, cô ca sĩ sinh năm 1977 - Trần Thu Hà đã bước vào âm nhạc như một lẽ đương nhiên.
Bước ngoặt lớn nhất trong thời thơ ấu của Hà Trần có lẽ là khi mẹ cô – Nhà giáo ưu tú Vũ Thúy Huyền qua đời. Khi đó Hà Trần mới 14 tuổi, cái độ tuổi vừa chớm dậy thì, cần hơn bao giờ hết sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương và bảo ban của một người mẹ. Nỗi đau mất mẹ là khoảng trống lớn nhất trong tuổi thơ của Hà Trần.
Ngày nhỏ, Hà Trần rất gắn bó với mẹ. Mẹ cô vốn là một người phụ nữ giỏi giang, đảm đang quán xuyến chuyện nhà cửa và hết mực hiểu tâm lý con cái. Hà Trần bộc lộ cá tính mạnh ngay từ khi còn bé, nhưng mẹ cô luôn là người hiểu và chia sẻ nhất với những cá tính đó của con gái. Ngày bé Hà Trần có một sở thích đặc biệt với việc sáng tác thơ. Cô thường làm thơ vần, khơ khổ 4. Cứ làm được bài thơ nào xong, cô bé Trần Thu Hà lại mang cho mẹ đọc và nhận xét.
Mỗi lần như thế, mẹ cô không chỉ giúp cô sửa từng câu chữ mà còn khuyến khích cô tiếp tục sáng tạo, vì dù viết nhạc hay làm thơ, thì đó cũng đều là những lao động nghệ thuật đáng trân trọng. Có những bài thơ ngày bé Hà Trần sáng tác đã trở thành bí mật của hai mẹ con cô, chỉ hai mẹ con cô biết với nhau, đọc với nhau và tự nhận xét.
Mẹ luôn là một người bạn lớn của Hà Trần, là người đặc biệt có ý nghĩa với cô,nên khi mẹ mất năm Hà Trần 14 tuổi, cuộc đời của Hà Trần bước sang một giai đoạn khác. Khi mất mẹ, một thời gian dài sau này, cho đến tận lúc trưởng thành, Hà Trần luôn mang trong lòng cảm giác sụp đổ, mất thăng bằng. Cô thường xuyên rơi vào cảm giác cô đơn, tuyệt vọng, chán đời và không tìm được ý nghĩa cuộc sống. Sự ra đi quá sớm của người mẹ khiến cô bé đang bắt đầu tuổi thiếu nữ trở nên bất ổn, chênh vênh suốt một thời gian dài.
Không còn có “người bạn” đặc biệt ấy để chia sẻ, Hà Trần sống khép kín hơn, già cỗi hơn và thiếu đi cái hồn nhiên của thời thiếu nữ. Cô thường thu mình vào một chỗ, chúi mũi vào đọc sách và nghĩ ngợi xa xôi. Những lúc đó dù sống giữa bố và anh trai và được mọi người che chở, Hà Trần vẫn là một cô gái nhỏ cô đơn.
Sự ra đi của nhà giáo ưu tú Vũ Thúy Huyền không chỉ là nỗi mất mát lớn đối với cô con gái nhỏ Hà Trần, mà còn là sự hụt hẫng không thể bù đắp với NSND Trần Hiếu – cha của Trần Thu Hà. Chính Trần Hiếu cũng từng tâm sự, sau khi vợ mất, một thời gian dài ông sống trong đau khổ, tưởng mình vĩnh viễn không thể hát được nữa sau mất mát ấy. Lúc vợ ông còn sống, Trần Hiếu sống rất lãng tử, chỉ chí thú, say mê âm nhạc bởi biết mình đã có một người vợ quá đảm đang, giỏi thu vén, chăm lo đời sống gia đình.
Sau này, khi vừa phải làm cha, vừa phải làm mẹ, vừa phải lo chuyện cơm áo gạo tiền, chính Trần Hiếu cũng phải mất rất lâu mới cân bằng lại được cuộc sống của mình và quen với những biến cố đã xảy ra với mình.
Khi Hà Trần còn nhỏ, cô và cha mình không thực sự gần gũi với nhau. Khi mẹ mất, đôi lúc Hà Trần vẫn tủi thân vì bố mình không tình cảm với con gái như những ông bố khác. Tuy có một sự nghiệp vẻ vang, nhưng trong con mắt con gái, NSND Trần Hiếu lại là người vụng về trong các ứng xử gia đình và ngoài xã hội.
Trong ký ức Hà Trần ngày đó, bố là người luôn vắng nhà, luôn đam mê công việc hơn tất cả, luôn cống hiến hết mình cho nghệ thuật và có thể hát ở bất cứ nơi đâu, bất cứ trong hoàn cảnh nào.
Sau này khi lớn lên, bắt đầu trở thành một nghệ sĩ, Hà Trần mới hiểu bố hơn. Bởi lúc ấy cô đã nhận ra cái gánh nặng mà bố cô và những nghệ sĩ khác phải mang theo, nhất là những người đặc biệt có đam mê với nghề. Sự đồng cảm đã ngày càng gắn bó hai bố con lại với nhau.
Hà Trần chưa bao giờ được xếp vào diện “đẹp” hay “xinh xắn”. Lúc nhỏ, cô vẫn bị trêu về mấy cái răng hô, về mái tóc rễ tre, đôi mắt bé tí, mũi thô và đôi chân có bắp chân to như bắp chân voi. Bị trêu nhiều quá, đã có lúc Hà Trần nghĩ đến việc sau này lớn lên sẽ đi cắt chỗ này, vá chỗ kia. Nhưng đến bây giờ gương mặt của Hà Trần vẫn chưa một lần động đến dao kéo.
Có rất nhiều quan điểm trái chiều về ngoại hình của Hà Trần. Có người nói cô xấu, nhưng cũng có người nhất quyết là cô rất đẹp. Không phải đẹp theo kiểu lộ ra bên ngoài, mà là cái đẹp về sự hài hòa thẩm mỹ, về phong thái, về khí chất toát ra qua từng dáng điệu, cử chỉ. Vì thế, sẽ luôn thấy Hà Trần tự tin vô cùng vào vẻ ngoài của mình, tự tin vào gu thẩm mỹ của mình, dù có bất cứ ai nói ngả, nói nghiêng hay bình luận, chỉ chỏ.
Chính sự tự tin đó đã tạo nên sức hấp dẫn của Hà Trần, khiến những người yêu Hà Trần sau này đều đẹp trai hoặc có tài hoặc có cả hai yếu tố đó, chứ nhất định không thể kém hơn.
Mẹ mất sớm, trong nhà chỉ có bố và anh trai, sống trong gia đình toàn đàn ông, nên tính cách của Hà Trần đã sớm tự lập và mạnh mẽ. Không có mẹ ở bên cạnh để bảo ban, bố lại không đủ sự tâm lý để lắng nghe những tâm sự, những khúc mắc của tuổi dậy thì, Hà Trần cứ lầm lầm, lì lì, tự đi tìm hiểu và tự giải đáp những thắc mắc cũng như tự giải quyết các vấn đề của mình.
Điều đó khiến sau này, trong bất cứ việc gì, kể cả trong âm nhạc cũng như trong cuộc sống riêng, Hà Trần cũng luôn muốn giải quyết theo ý của mình. Cá tính mạnh đó đã hình thành nên một phong cách âm nhạc riêng biệt cho Hà Trần, nên dù không có lợi thế về ngoại hình, nhưng cá tính âm nhạc của cô đã thực sự chinh phục được khán giả một cách lâu bền.
Sinh ra trong một gia đình có bố và chú ruột đều là những người nổi tiếng, cái mà Hà Trần học được nhiều nhất từ những người đàn ông trong gia đình mình chính là sự nhận thức toàn diện về hai chữ: nổi tiếng! Sống trong ngôi nhà của những người nổi tiếng, Hà Trần thấy sự nổi tiếng bình thường, giản dị và đôi khi phải trả giá đắt mới có được.
Sau này khi trở thành ca sĩ nổi tiếng, được xếp vào hàng diva, Hà Trần đã học của bố và chú cách ứng xử với sự nổi tiếng của chính bản thân mình. Cô đã từng chứng kiến bố và chú ruột xuất hiện bình dị mỗi khi đi ra đường, ăn uống ở những quán bình thường nhất và cười đùa thân thiện với những người dân bình dân nhất. Điều đó khiến họ mãi là những nghệ sĩ được công chúng yêu mến về cả tài và đức. Đó cũng là điều Hà Trần học ở bố và chú trong ứng xử sau này.
Hậu sinh khả úy
Là con nhà nòi âm nhạc, nên việc Hà Trần thích hát là điều không phải bàn cãi. Lúc còn nhỏ, Hà Trần thường theo bố đi biểu diễn. Vài tuổi đầu, cô đã có thói quen vừa ngồi trong cánh gà ngắm bố và các nghệ sĩ khác biểu diễn, vừa bình luận, phân tích, đánh giá như một nhà phê bình khó tính. Sau này, Hà Trần cũng luôn tự phê bình chính âm nhạc của mình. Cô không bao giờ hài lòng với những gì mình có mà luôn tìm cách để có được những sáng tạo mới hay hơn, thành công hơn.
Say mê âm nhạc, nhưng khi còn nhỏ Hà Trần có giọng hát rất “phô”. Đến nỗi mà NSND Trần Hiếu ban đầu không hề có ý định hướng cho con gái mình trở thành ca sĩ. Ông chỉ hướng cho cô trở thành giáo viên. Nhưng chính Trần Hiếu cũng thấy công việc đơn điệu, chỉn chu của một cô giáo không phù hợp với tính cách mạnh của Hà Trần. Vì thế Trần Hiếu vẫn khuyến khích con gái tập luyện, để khắc phục những nhược điểm trong giọng hát của mình.
Vợ chồng Trần Thu Hà |
Những lúc khó khăn, ông vẫn động viên con bằng chính kinh nghiệm thực tế từ cuộc đời mình: “Ngày xưa bố hát như bò rống, nhưng nhờ kiên trì tập luyện, giờ bố đã có thể hát mọi thể loại và hát hay”. Sự động viên, khích lệ của bố đã khiến Hà Trần kiên trì tập luyện, để nuôi ước mơ của mình.
Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, Hà Trần có lẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bố. Chính NSND Trần Hiếu là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy quan trọng nhất trong việc hình thành cá tính âm nhạc cho Hà Trần. Luôn dõi theo con trên từng bước đi của sự nghiệp, NSND Trần Hiếu đã nhiều lần phải uốn nắn con khi cần. Có giai đoạn Hà Trần rất ngưỡng mộ Mỹ Linh và tìm mọi cách bắt chước giọng hát của Mỹ Linh và chính NSND Trần Hiếu là người phản đối sự bắt chước đó quyết liệt nhất, mạnh mẽ nhất.
Ông nói với con: “Con là Trần Thu Hà, là con của bố, chứ Mỹ Linh không phải con của bố…”. Cứ nói từ ngày này sang ngày khác, cuối cùng Hà Trần cũng nhận ra và dần tự ý thức được cái đáng quý trong việc tạo ra cá tính âm nhạc của riêng mình.
Nếu trong cuộc sống gia đình, với vai trò là một ông bố của một cô con gái, NSND Trần Hiếu đã không tròn vai, không giúp cho Hà Trần bù đắp được nỗi thiếu hụt, mất mát tình thương của mẹ khi còn quá nhỏ, thì trong âm nhạc, ông thực là một người bạn tri kỷ của con gái, là người theo sát mỗi bước thành công trong sự nghiệp của Hà Trần.
Khi Hà Trần biểu diễn live show “Nhật thực”, dưới hàng ghế khán giả, ngồi nghe giọng hát của con mình, NSND Trần Hiếu đã run lên vì xúc động. Hết buổi diễn ông đã nói với con: “Trước giờ bố chỉ coi con là ca sĩ trẻ. Nhưng sau hôm nay, lần đầu tiên bố gọi con là nghệ sĩ”.
Khi còn cống hiến thường xuyên trên sân khấu nhạc trong nước, Hà Trần luôn là một điểm nhất đặc biệt, khác người và không bao giờ bị lẫn lộn giữa những ngôi sao khác. Cô tỏa sáng theo cách của riêng cô, rất đặc biệt, rất quái, nhưng cũng rất đi vào lòng người.
NSND Trần Hiếu và nhạc sĩ Trần Tiến – người cha, người chú của Hà Trần từ rất lâu rồi đã phải công nhận tài năng của Hà Trần một cách tâm phục khẩu phục và không giấu niềm tự hào về “hậu sinh khả úy” trong truyền thống nghệ thuật của gia đình mình.
Chuyện tình hóm hỉnh nhưng nghiêm túc của cô ca sĩ khác người
Cá tính trong âm nhạc nên trong cuộc sống đời thường, Hà Trần cũng là người cá tính. Ngày cưới của cô với chú rể Đoàn Bình, nhạc sĩ Trần Tiến – chú ruột của Hà Trần đã phải cười khà khà khi thấy cô cháu gái cưng của mình mặc váy cưới cô dâu thướt tha như ai, nhưng thay vì đến nơi tổ chức lễ cưới bằng một chiếc xe hơi sang trọng, bóng lộn, cô dâu lại ngồi sau lưng chú rể trên chiếc vespa cổ chạy phành phạch qua các con phố giữa giờ tan tầm, đường tắc và mịt mù khói bụi để đến nơi tổ chức lễ cưới. Trước đó khách mời đã được “sốc” vì ấn tượng 1 lần với chiếc thiếp mời có một không hai của Hà Trân.
Trên thiệp cưới, Hà Trần và chú rể Đoàn Bình đã in dấu vân tay của hai người cùng dòng chứ: “Ai cũng hiểu được tại sao họ lại tính chuyển kết hôn”. Yêu và cưới rất thần tốc, chỉ trong 3 tháng trời, nhưng ngay từ lúc quyết định chuyện hôn nhân, Hà Trần đã tin rằng đây chính là người đàn ông mình sẽ gắn bó suốt đời.
Cần phải nói rằng trước khi lấy chồng, Hà Trần đã từng yêu khá nhiều. Người yêu của cô từ thời trung học cho đến khi cô trở thành một ca sĩ nổi tiếng, đều là những người rất đẹp trai, hoặc rất tài. Hà Trần tự nhận mình là người “háo sắc” và “ham tài”. Nếu người đàn ông không hội đủ một trong hai yếu tố đó, thì sẽ rất khó lòng lọt vào mắt xanh của Hà Trần. Là tuýp người mạnh mẽ, cá tính, trong tình yêu, có một dạo Hà Trần chỉ thích “đi săn” chứ không thích trở thành kẻ “bị săn đuổi”.
Vì thế cô chỉ yêu những người cô thích chứ không yêu những người thích cô. Nhưng cũng vì cá tính mạnh đó, mà những mối tình của Hà Trần trước đây luôn khiến cô cảm thấy bất an. Bởi cô nhận ra những người đàn ông cô đã yêu, họ không khiến cho cô có cảm giác được che chở mà ngược lại, cô phải che chở họ. Chỉ đến khi gặp chàng trai Việt kiều Đoàn Bình, Hà Trần mới tìm được người đàn ông khiến mình có cảm giác được che chở.
Chuyện quen nhau của Hà Trần và Đoàn Bình cũng là cả một câu chuyện dài và nhiều chuyện thú vị như chính âm nhạc của Hà Trần.
Đoàn Bình sống ở Mỹ từ nhỏ và chẳng biết gì về nhạc Việt. Nhưng vì đam mê âm nhạc, anh vẫn sáng tác, hòa âm và sản xuất đĩa cho các ban, nhóm nhạc ở hải ngoại. Chính nhờ đó mà Đoàn Bình có cơ hội quen biết nhau qua Thanh Lam, khi có dịp sang Mỹ làm đĩa nhạc. Trước khi gặp Hà Trần, Đoàn Bình không bao giờ nghĩ sẽ lấy một người vợ ở Việt Nam, bởi Đoàn Bình nói tiếng Việt rất kém nên cả nhà đều đinh ninh anh sẽ lấy vợ Mỹ.
Nhưng sau khi gặp Trần Thu Hà, anh đã về nhà với gương mặt phờ phạc, hỏi bố: “Bây giờ muốn tỏ tình với con gái Việt Nam thì nói làm sao?”. Điều duy nhất mà lúc đó bố Đoàn Bình có thể bày cách cho con mình là “có sao nói vậy”, để ghi điểm ở sự thật thà. Sau này có tờ báo hỏi Đoàn Bình tại sao lại yêu Hà Trần, anh cười bí hiểm và nói tưng tưng: “Vì tôi là một thằng khùng nên tôi khoái con nhỏ khùng”.
Suốt 1 năm đầu mới quen nhau, Hà Trần và Đoàn Bình chỉ là bạn bè. Nên ngày đột ngột Đoàn Bình tỏ tình với Hà Trần, cô đã rất bối rối và giận dữ khi nghĩ mối quan hệ bạn bè của mình bị phá vỡ.
Thế nhưng khi ở Việt Nam, cô đã nhận ra mình nhớ vô cùng người đàn ông này. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, Hà Trần đã biết đây chính là người đàn ông mình cần, người đàn ông khiến cô có thể sống chung dưới một mái nhà trong suốt cuộc đời sau này.
Bởi ở bên cạnh Đoàn Bình, cô có cảm giác được bao bọc, che chở, có cảm giác an bình chưa bao giờ có được trong đời. Bởi người đàn ông đó vừa có sự ngây thơ, trẻ con của bố cô, vừa có sự sắc bén từng trải như nhạc sĩ Trần Tiến – chú ruột cô, vừa có sự rộng lượng như anh trai cô. Những điều đó khiến cô hiểu rằng mình nhất định phải sống với người đàn ông này.
Cả hai đều là những người dứt khoát, nhanh gọn, nên đám cưới của Hà Trần và Đoàn Bình diễn ra rất nhanh, chỉ trong hơn 2 tháng kể từ khi Hà Trần và Đoàn Bình chính thức yêu nhau.
Nhiều người đã ngỡ ngàng vì nhận được thiệp cưới của Hà Trần mà vẫn chưa hề hay biết mặt chú rể. Nhưng tất cả những người thân nhất của Hà Trần thì đều hiểu cô đã rất nghiêm túc và cân nhắc khi đi tới quyết định này. Hơn ai cả, Hà Trần là người tự tin hơn cả vào quyết định của mình. Cô biết nó đúng và đương nhiên, giống như một cộng với một bằng hai, chính xác đến mức không cần bàn cãi.
Khi về làm dâu, Hà Trần cũng không cư xử như một cô con dâu bình thường. Cô không tỏ ra khép nép, sợ hãi trước gia đình nhà chồng, trước bố mẹ chồng. Ngày mới về nhà chồng, mẹ chồng cô vẫn sốc vì thấy cô cứ lừ lừ, chẳng chịu nói chuyện với ai, hoặc đôi khi có những hành động mà một bà mẹ chồng cho là “tự nhiên quá thể” trong cương vị một cô con dâu.
Nhưng sống lâu với Hà Trần, cả gia đình nhà chồng đều thích tính cách thẳng thắn, không màu mè của cô. Những tính cách ấy hợp với lối sống của một gia đình người Việt vốn quen với lối sống dân chủ như gia đình Đoàn Bình.
Về làm dâu trên đất Mỹ, thỉnh thoảng Hà Trần vẫn có những chuyến đi về Việt Nam, vẫn hát trên sân khấu âm nhạc trong nước, nhưng không được thường xuyên như những khán giả yêu mến cô mong đợi.
Không còn hoạt động âm nhạc rầm rộ, chỉ đi hát những ngày cuối tuần khi ở Mỹ, Hà Trần dành nhiều thời gian cho gia đình nhỏ của mình hơn và vẫn hài lòng với người chồng mà mình đã lựa chọn. Hạnh phúc làm cho Hà Trần – cô ca sĩ với phong cách “quái” và bất kham trở nên chín chắn, đằm thắm, đẹp và ngày càng dịu dàng hơn bao giờ hết.
Lâm Bình