Doanh nghiệp Việt kỳ vọng chuyến thăm Myanmar của Chủ tịch QH

06:49, Thứ hai 22/07/2013

( PHUNUTODAY ) - ( Phunutoday) - Sáng 21/7, đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu, rời Hà Nội đi thăm chính thức Hàn Quốc và Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 21 đến ngày 26/7/2013.

(Đời sống) - Sáng 21/7, đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu, rời Hà Nội đi thăm chính thức Hàn Quốc và Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 21 đến ngày 26/7/2013 theo lời mời của ngài Kang Chang-hee, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc và ngài Khin Aung Myint, Chủ tịch Thượng viện kiêm Chủ tịch Quốc hội Liên bang nước Cộng hòa Liên bang Myanmar.
 
 
The TTXVN, chuyến thăm  lần này, nhằm thúc đẩy mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” giữa Việt Nam – Myanmar, Việt Nam _ Hàn Quốc. Đồng thời góp phần đẩy mạnh hợp tác giữa 3 Quốc hội, đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – Myanmar -  Hàn Quốc lên một tầm cao mới trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
 
Myanmar là nước mà Việt Nam có quan hệ rất sớm. Trong những năm qua, hai nước đã tích cực củng cố và thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với nhau, nhất là về chính trị. Nhiều chuyến thăm cấp cao lẫn nhau đã được tiến hành.

Quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước có những bước phát triển tích cực. Năm 2012 kim ngạch thương mại hai nước đạt hơn 227 triệu USD. Bốn tháng đầu năm nay đạt 85 triệu USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2012. Tính đến tháng 3/2013, Việt Nam mới triển khai được bốn dự án đầu tư tại Myanmar, trong đó, 3 dự án được Myanmar cấp phép chính thức (dự án thăm dò khai thác đầu khí-PVEP trị giá 136 triệu USD và dự án khai thác đá trắng của Công ty SIMCO Sông Đà trị giá 10 triệu USD, dự án xây dựng trung tâm văn hóa và thương mại của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trị giá 400 triệu USD...

Hai nước đã xúc tiến nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác về nông-lâm nghiệp, thủy sản, giao thông-vận tải, năng lượng, thông tin, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch và khoa học công nghệ. Hai bên cũng đã thành lập Ủy ban thương mại chung để thúc đẩy thương mại song phương, tổ chức Hội chợ thương mại hàng năm để giới thiệu sản phẩm và thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

Ngoài các quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam và Myanmar còn cùng tham gia quan hệ hợp tác trong ASEAN, một số tổ chức khu vực như Tiểu vùng Mekong (GMS); Chiến lược phát triển kinh tế 3 dòng sông (ACMECS); Hợp tác Việt Nam-Campuchia-Lào-Myanmar (CLMV)... Hai nước có quan điểm gần gũi, thường xuyên phối hợp và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
 
Chuyến thăm Myanmar của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng  được giới đầu tư trong nước đặc biệt quan tâm đây là thị trường đầy tiềm năng.
 
Mới đây, ngày 16/7, Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức hội thảo với chủ đề “Tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Myanmar”. Hội thảo thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp ở khu vực phía Nam.

 

 Myanmar được đánh giá
Myanmar được đánh giá "Mỏ vàng" còn sót lại của châu Á . Nhiều năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng cường đầu tư vào đây
 
Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV kiêm Chủ tịch AVIM cho biết, đến nay AVIM là đầu mối tổ chức cho hơn 50 đoàn công tác với gần 1.500 lượt doanh nghiệp sang khảo sát thị trường và làm việc với các cơ quan chức năng Myanmar; trong đó có nhiều đơn vị có thế mạnh về vốn, công nghệ và uy tín như: Hoàng Anh Gia Lai, Simco Sông Đà, BIDV, Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí, FPT.
 
Cũng theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế đánh giá, Myanmar là thị trường nhiều tiềm năng đối với các DN Việt Nam, trong đó, nông nghiệp và trồng cây công nghiệp, xây dựng và hàng tiêu dùng là những lĩnh vực mà Myanmar đang rất cần. Xâm nhập được thị trường Myanmar, ngoài việc có thêm thị trường, DN Việt Nam còn có thêm cơ hội thuận lợi để tiến vào các thị trường khác như Bangladesh, Nam Ấn Độ.
 
Thời điểm trước năm 2009, Việt Nam không có dự án đầu tư nào triển khai ở Myanmar và chỉ có 2 doanh nghiệp Việt Nam có văn phòng đại diện tại Myanmar. Thế nhưng, từ 2009 đến hết tháng 6/2013, Việt Nam đã có 23  doanh nghiệp được cấp phép hoạt động tại Myanmar với 14 văn phòng đại diện, 3 chi nhánh công ty, 6 công ty liên doanh.
 
Hiện đang có 18 dự án của Việt Nam đang nghiên cứu, hoàn thiện các thủ tục xin cấp phép đầu tư với vốn đầu tư dự kiến hơn 600 triệu USD trong các lĩnh vực ngân hàng, nông nghiệp, trong cây công nghiệp và hàng tiêu dùng, may mặc, vật liệu xây dựng. Nếu đến được Myanmar, Việt Nam sẽ giải quyết được cả thị trường Bangladesh và phía Nam Ấn Độ từ đó có thể hình dung độ lớn của thị trường này. Vấn đề đặt ra cho DN Việt Nam là phải xác định được phương hướng đầu tư và giữ tâm thế đến bền vững, dài hạn, đừng ăn xổi ở thì, ông Hà nói.
 
Trong khi đó, đại diện Myanmar cũng khẳng định sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, nhất là cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh, ban hành các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh để doanh nghiệp nước ngoài nói chung, Việt Nam nói riêng yên tâm kinh doanh lâu dài tại Myanmar.
 

Chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội nhằm tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội XI.
 
Hơn 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa và giáo dục giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Về chính trị, hai nước đã hai lần nâng cấp quan hệ lên "Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21" vào 2001 và tiếp tục nâng cấp thành "Đối tác hợp tác chiến lược" vào năm 2009. 
 
Chuyến thăm cũng nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong quan hệ với Hàn Quốc; tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau; xây dựng cơ chế hợp tác giữa Quốc hội hai nước trong thời gian tới theo hướng bền vững, thiết thực và có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước
 

 

  • Nam Phong (Tổng hợp theo TTXVN , ĐVO)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc