Người xưa thường nói rằng “có đức mặc sức mà ăn”. Các bậc thánh nhân xưa cũng đều nói rằng, “Đức” kết nối, phối hợp trời và đất nên sẽ được Trời bảo hộ, trợ giúp.
Một người chỉ có bồi dưỡng đầy đủ đạo đức tốt đẹp, nhân ái, thiện lương, mang trong mình lòng biết ơn thì người ấy mới tràn ngập dòng năng lượng thuần chính. Khi thân thể tràn ngập trường năng lượng thuần chính thì sẽ hấp thụ những thứ tốt đẹp, thuần chính.
Chữ “Đức”, theo cuốn “Khang Hy tự điển” giải thích là “Thiện mỹ, chính đại quang minh, trong sáng”. Thực ra trong lời bói quẻ thời nhà Thương và tài liệu lịch sử thời kỳ trước khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa, thì “Đức” và “Đắc” là có liên hệ mật thiết. “Đức” có hàm ý là đạt được, có được. Trong cuốn “Thuyết văn giải tự” giải thích “Đức” như thế này: “Đức giả đắc dã, nội đắc vu kỷ, ngoại đắc vu nhân”; tạm dịch: Người có Đức thì bên trong làm chủ được bản thân, bên ngoài đắc được nhân tâm.
Đức được người xưa xem là tiêu chuẩn phân biệt giữa con người với cầm thú. Chỉ khi phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà con người cần phải có thì mới xứng được gọi là người.
Có nhiều cách "tu đức" để cải biến vận mệnh, trong đó phải kể đến
Tích đức từ lời nói
Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung, độ lượng đối với người khác. Lời nói thẳng: Có thể chuyển sang cách nói “nói giảm, nói tránh hay nói vòng” một chút. Lời nói lạnh như băng: Hãy hâm nóng nó lên một chút trước khi nói. Nếu là lời nói phê bình người khác thì trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến cái lòng tự tôn của người nghe. Một lời khen ngợi đúng nếu lúc sẽ có giá trị ngàn vàng.
Tích đức từ tính cách khiêm nhượng
Người xưa nói: Người kiêu căng và ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì hễ đi đâu cũng có kẻ địch. Tránh khoe khoang tài năng của mình ở mọi lúc mọi nơi. Buông bỏ kiêu căng và giảm bớt tự kỷ. Không nên ở trước mặt một người đang thất ý mà lại đàm luận về đắc ý của mình. Làm người, trước là đừng nên khoa trương tùy tiện, sau là đừng đắc ý, hãy nên khiêm nhượng một chút.
Tích đức từ chung thủy
Phàm là vợ chồng thì nên sống chung thủy, không ngoại tình, không hãm hại đến hôn nhân của người khác, nếu ta làm như vậy thì về sau bản thân ta và con cháu của ta luôn bị người khác phản bội và phá hoại hạnh phúc của mình. Rồi đến lúc sẽ gặp quả báo đau khổ.
Tích đức từ việc cứu người
Khi gặp người bị nạn hay gặp khó khăn, rơi đồ xuống đường thì nên đến giúp đỡ, nếu ta bỏ đi thì ắt khi về sau sẽ gặp quả báo.
Nhìn thấy những đoạn đường hư, lở,… Chúng ta nên mở lòng bồi đường và đắp lộ để cho nhiều người đi qua có thể được bình an.
Tích đức từ việc giữ lễ tiết
Người có lễ tiết khi đi khắp thiên hạ cũng khó có người trách mắng và không ưng ý.
Tích đức từ việc làm ăn lương thiện
Nếu kinh doanh mà làm ăn lừa đảo, cân sai, trốn thuế, ăn bớt, thay linh kiện kém và sản phẩm gây độc hại cho nhiều người sử dụng hay dùng âm mưu hãm hại đối thủ, bán cho xong tay rồi mặc cho sự đau khổ của người khác như vậy thì những việc làm thất đức của bản thân khi về sau ta và con cháu của ta phải gánh chịu hậu quả Quả Báo rất nặng. Làm ăn chân chính và Tích Đức thì sẽ có Phúc lớn về sau.
Tích đức từ việc hạn chế sát sinh
Sát sinh là tội ác thất đức lớn nhất trên đời. Nên buông dao xuống và nhớ rằng: Sinh mạng của chúng cũng như sinh mạng chúng ta, ăn đồ sát sinh, thì nên nghĩ đến là khi cầm dao giết nó, nó đã kêu lên thảm thiết, đau đớn cầu xin chúng ta đến như thế nào, nó chẳng khác gì chúng ta khi chúng bị kẻ thù cầm dao cắt cổ rồi ăn xác chết của nó.
Tích đức từ lòng khoan dung
Không thể khoan dung người khác có thể là do lòng dạ của mình còn quá nhỏ hẹp! Dùng khoan dung có thể cải biến được một con người lầm lỗi. Người có lòng khoan dung thì sẽ dễ dàng chiếm được lòng người khác. Hãy học cách tha thứ cho khuyết điểm của người khác. Đôi lúc, để có một quan hệ tốt đẹp chính là từ nhẫn mà sinh ra đấy!
Tích đức từ lòng nhân ái của bản thân
Mỗi người đều nên tu dưỡng lòng nhân ái. Bởi người có tấm lòng nhân ái thì luôn sống nhẹ nhàng mà lại dễ dàng nhận được sự hợp tác đến từ người khác.