Dư âm Bob Dylan – Ngược và xuôi

05:16, Thứ ba 12/04/2011

( PHUNUTODAY ) - #160;(Phunutoday)-Bob đã chỉ ra rằng, mọi công thức tổ chức liveshow này nọ chẳng có chuẩn mực gì cả, dù ở Mỹ, Bắc Kinh, Hong Kong hay Sydney thì phần tổ chức của ông cũng chỉ đến thế.

(Phunutoday)- Show diễn đã kết thúc, nhiều nhà báo cắn móng tay suy nghĩ không biết nên viết kiểu gì bởi ở chương trình này viết kiểu gì cũng được. Có một điều duy nhất có thể tán lên thành chuyện, xong chương trình Bob là khẳng định tiền không phải là tất cả
[links()]
b
 
Ngược
 
Bob đã chỉ ra rằng, chỉ cần với một sân khấu đơn giản (thật ra là quá đơn giản), âm thanh vừa tầm (thật ra khá dở), ánh sáng  tàm tạm (thật ra chỉ có một màu duy nhất đánh thẳng vào 2 vị trí: lúc Bob chơi đàn guitar và lúc Bob chơi organ) vẫn đủ sức kéo đông nghịt người đến xem. Mà đông thật, phải đến hơn 2.000 người có mặt, vẫy tay (chưa kể phê thuốc, 3 người xỉu được khiêng ra ngoài) và hát cứ như thuộc lòng. Mọi thứ đơn giản đến kì cùng, quan trọng trên sân khấu có Bob và tình yêu âm nhạc của ông là ở lại.
 
Bob đã chỉ ra rằng, mọi công thức tổ chức liveshow này nọ chẳng có chuẩn mực gì cả, dù ở Mỹ, Bắc Kinh, Hong Kong hay Sydney thì phần tổ chức của ông cũng chỉ đến thế. Những kẻ tài năng chẳng cần hoa lá cành.
 
Nhưng Bob nên biết một sự thật, hơn 2000 người đi xem thì quá nửa là người nước ngoài và bộ phận hào hứng hứng nhất không phải là công chúng Việt. Bob đi ngược thói quen vốn đã thành thông lệ của người Việt: sân khấu đẹp, ánh sáng sôi động và âm thanh tốt (chưa bàn đến vũ công phụ họa).
 
Bob đi ngược hay thị hiếu công chúng Việt đã bị nuôi dưỡng quá lâu trong chiếc vỏ ốc được xây bằng những chuẩn mực giả tạo để rồi một ngày miễn nhiễm với những khác biệt? 
 
Xuôi 
 
Trước giờ bắt đầu là phần mở màn của nhạc Trịnh Công Sơn. Mỗi khán giả vào cổng được phát một tờ giấy, trên đó là ca từ của bài Nối vòng tay lớn. Đáp lại là im lặng, người nước ngoài không biết hát tiếng Việt, còn người Việt thì mong hết cho nhanh để xem Bob Dylan. Cái này người ta gọi là hiệu ứng trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
 
Xuôi – Có nghĩa là chương trình sẽ hát mở đầu bằng nhạc Trịnh như một cách tri ân người nhạc sĩ quá cố (lời Ban tổ chức), người mà thời của ông cùng thời với Bob, cho ra đời những ca khúc phản chiến bất hủ.
 
Xuôi – Phần mở đầu của không gian nhạc Trịnh đầy ắp màu sắc, khói màu bay tung tóe như chiến trận, loa mở hết cỡ đúng thị hiếu công chúng Việt. 
 
Trên sân khấu, ca sĩ người hát không ra hơi, người hát không ra lời. Tóm gọn chương trình này chẳng khác gì chương trình Bóng núi, khỏi cần tập dợt mang hết sang để cùng Bob Dylan tri ân Trịnh Công Sơn.
 
Đáp lại, Bob im lặng. Bob không có lỗi. Trịnh Công Sơn đáng kính cũng hoàn toàn không có lỗi. Cuối cùng xuôi thành ngược. Một chuyện tưởng chừng ý đẹp tình cao hóa ra đặt nhầm chỗ.
 
Lỗi là của ai nghĩ ra cái chuyện nhập nhằng tri ân với bằng hữu. Một sự ghép hoàn toàn không có điểm mấu chốt để kết nối. Bob biết Trịnh, Trịnh biết Bob, hãy để sự thông hiểu đó nằm trong tâm trí của mỗi nhạc sĩ. Bob đến để chơi nhạc còn chương trình Bóng núi đã làm xong phận sự từ trước ngày mùng 10.4.
 
Nhiều người đã thầm tiếc, phải chi có những ca khúc da vàng được xướng lên, phải chi sân khấu chỉ cần 1 ánh đèn vàng, một cây guitar gỗ như ngày xưa Trịnh đã từng hát ở giảng đường đại học. Ai đủ dũng cảm làm thế? Ngay cả ca sĩ Hồng Nhung lên sân khấu cũng tâm sự về những ngày tháng với Trịnh, điều mà chẳng ai cần quan tâm vào đêm của Bob Dylan.
 
Tính xuôi mà thành hóa ngược. Cái sự ngược đời ấy đâu phải là đầu tiên xảy ra.
 
Chỉ tiếc đây là lần đầu tiên Bob đến Việt Nam, chắc gì còn lần nào nữa.
 
  • M.C
 
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc