(Phunutoday) - Không chỉ có nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli mà dưa chuột, cà chua, các loại rau sống... còn có nguy cơ nhiễm trứng và ấu trùng nhiều loại giun.
[links()]
Trao đổi với báo Phunutoday sáng ngày 1/6, Ths.Bs Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Điều trị tích cực BV Nhiệt đới TƯ cho biết, về mặt nguyên tắc, tất cả các đồ ăn, thức uống nhiễm E.coli thường rất bẩn. Nhiễm E.coli có nghĩa là nước rửa hay nước chế biến đó ô nhiễm phân người.
"Khuẩn E.coli là một vi khuẩn bình thường, trong ruột người ai cũng có. Loại này không gây bệnh. Tuy nhiên, có 4 chủng E.coli có độc tính cao hơn bình thường và gây bệnh và khuẩn E.coli mà những bệnh nhân Đức đang mắc nằm trong số đó. Nó có thể gây tiêu chảy. Đây cũng là điều thường xuyên hay gặp khi nhiễm khuẩn E.coli. Ngoài ra nếu cơ thể yếu cũng sẽ gây những bệnh lý khác". BS Cấp nói.
Được biết, tính đến hết ngày 28/5 có 270 trường hợp phải nhập viện vì nhiễm vi khuẩn Enterohaemorrhagic E.coli (EHEC), gây hội chứng tăng urê huyết - huyết khó đông (HUS) và 10 người trong số đó đã tử vong.
Chính phủ các nước Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch cũng thông báo đã phát hiện ra một vài trường hợp mắc hội chứng do vi khuẩn E.coli gây ra sau khi những người này du lịch từ miền bắc nước Đức trở về.
Theo Cơ quan bảo vệ sức khoẻ Anh (HPA) cảnh báo, dịch bệnh có thể sẽ lây lan thứ cấp từ người qua người nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Cơ quan này cho rằng, nguồn lây nhiễm có khả năng là rau sống và khuyến cáo khách du lịch khi đến Đức tránh ăn cà chua sống, xà lách và dưa chuột.
GS.TS Phùng Đắc Cam, trưởng phòng Nghiên cứu Vi khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ cho biết trên Bee, không chỉ có dưa chuột ở nước ngoài nhiễm khuẩn mà dưa chuột trồng tại Việt Nam cũng nhiễm khuẩn khá nhiều. Nguồn lây nhiễm hiện nay chủ yếu từ đường nước tưới, rửa hay làm tươi dưa.
Cụ thể, nguồn nước tưới dưa chuột hiện nay vẫn chủ yếu được người dân lấy là nước thải, lắng đọng từ ao hồ gần đó. Tất nhiên, nước ở khu vực này sẽ nhiễm khuẩn E.coli cao nên khi tưới lên dưa sẽ làm nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, cũng có những người dân sử dụng nước máy để tưới, tuy nhiên điều này cũng chưa đảm bảo không nhiễm khuẩn. Bởi nước máy trong nguồn sẽ an toàn nhưng khi được đựng vào xô, chai lọ để tưới, rưới - là những vật dụng nhiễm khuẩn E.coli sẵn, từ đó làm lây truyền nguồn bệnh.
Cũng theo GS.TS Phùng Đắc Cam, không chỉ có nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli mà dưa chuột và các loại rau quả tương tự như cà chua, các loại rau sống... còn có nguy cơ nhiễm các loài khác như trứng và ấu trùng các loại giun ống, giun Giardia làm bia, giun đũa chó, ký sinh trùng amip dạng bào nang...
Mỗi loài đều sản sinh ra các bệnh khác nhau cho người ăn, trong đó chủ yếu gây bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, làm suy dinh dưỡng... Đặc biệt, nếu khuẩn E.coli chỉ tồn tại được ngoài không khí khoảng 15 phút thì các loại ký sinh trùng này tồn tại lâu hơn, khoảng vài ngày mới chết, đặc biệt trong thời gian này chúng còn sinh sôi nảy nở lên.
GS.TS Phùng Đắc Cam khuyến cáo, để loại bỏ các nguy cơ nhiễm khuẩn, tốt nhất trước khi ăn cần rửa sạch bằng nước muối pha loãng, sau đó gọt vỏ. Khi gọt vỏ dưa cũng cần rửa tay sạch, dao sạch nhằm mục đích tránh lây nhiễm.
(Tổng hợp)
[links()]
Trao đổi với báo Phunutoday sáng ngày 1/6, Ths.Bs Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Điều trị tích cực BV Nhiệt đới TƯ cho biết, về mặt nguyên tắc, tất cả các đồ ăn, thức uống nhiễm E.coli thường rất bẩn. Nhiễm E.coli có nghĩa là nước rửa hay nước chế biến đó ô nhiễm phân người.
Dưa chuột ở Việt Nam cũng bị nhiễm khuẩn. Ảnh Bee |
"Khuẩn E.coli là một vi khuẩn bình thường, trong ruột người ai cũng có. Loại này không gây bệnh. Tuy nhiên, có 4 chủng E.coli có độc tính cao hơn bình thường và gây bệnh và khuẩn E.coli mà những bệnh nhân Đức đang mắc nằm trong số đó. Nó có thể gây tiêu chảy. Đây cũng là điều thường xuyên hay gặp khi nhiễm khuẩn E.coli. Ngoài ra nếu cơ thể yếu cũng sẽ gây những bệnh lý khác". BS Cấp nói.
Được biết, tính đến hết ngày 28/5 có 270 trường hợp phải nhập viện vì nhiễm vi khuẩn Enterohaemorrhagic E.coli (EHEC), gây hội chứng tăng urê huyết - huyết khó đông (HUS) và 10 người trong số đó đã tử vong.
Chính phủ các nước Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch cũng thông báo đã phát hiện ra một vài trường hợp mắc hội chứng do vi khuẩn E.coli gây ra sau khi những người này du lịch từ miền bắc nước Đức trở về.
Theo Cơ quan bảo vệ sức khoẻ Anh (HPA) cảnh báo, dịch bệnh có thể sẽ lây lan thứ cấp từ người qua người nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Cơ quan này cho rằng, nguồn lây nhiễm có khả năng là rau sống và khuyến cáo khách du lịch khi đến Đức tránh ăn cà chua sống, xà lách và dưa chuột.
GS.TS Phùng Đắc Cam, trưởng phòng Nghiên cứu Vi khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ cho biết trên Bee, không chỉ có dưa chuột ở nước ngoài nhiễm khuẩn mà dưa chuột trồng tại Việt Nam cũng nhiễm khuẩn khá nhiều. Nguồn lây nhiễm hiện nay chủ yếu từ đường nước tưới, rửa hay làm tươi dưa.
Cụ thể, nguồn nước tưới dưa chuột hiện nay vẫn chủ yếu được người dân lấy là nước thải, lắng đọng từ ao hồ gần đó. Tất nhiên, nước ở khu vực này sẽ nhiễm khuẩn E.coli cao nên khi tưới lên dưa sẽ làm nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, cũng có những người dân sử dụng nước máy để tưới, tuy nhiên điều này cũng chưa đảm bảo không nhiễm khuẩn. Bởi nước máy trong nguồn sẽ an toàn nhưng khi được đựng vào xô, chai lọ để tưới, rưới - là những vật dụng nhiễm khuẩn E.coli sẵn, từ đó làm lây truyền nguồn bệnh.
Cũng theo GS.TS Phùng Đắc Cam, không chỉ có nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli mà dưa chuột và các loại rau quả tương tự như cà chua, các loại rau sống... còn có nguy cơ nhiễm các loài khác như trứng và ấu trùng các loại giun ống, giun Giardia làm bia, giun đũa chó, ký sinh trùng amip dạng bào nang...
Mỗi loài đều sản sinh ra các bệnh khác nhau cho người ăn, trong đó chủ yếu gây bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, làm suy dinh dưỡng... Đặc biệt, nếu khuẩn E.coli chỉ tồn tại được ngoài không khí khoảng 15 phút thì các loại ký sinh trùng này tồn tại lâu hơn, khoảng vài ngày mới chết, đặc biệt trong thời gian này chúng còn sinh sôi nảy nở lên.
GS.TS Phùng Đắc Cam khuyến cáo, để loại bỏ các nguy cơ nhiễm khuẩn, tốt nhất trước khi ăn cần rửa sạch bằng nước muối pha loãng, sau đó gọt vỏ. Khi gọt vỏ dưa cũng cần rửa tay sạch, dao sạch nhằm mục đích tránh lây nhiễm.
(Tổng hợp)