Thấy con ngủ hay vặn mình, cha mẹ phải cẩn trọng với căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ

( PHUNUTODAY ) - Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài đến khi trẻ 4 tháng tuổi rất có thể trẻ đang bị bệnh và cần được đi khám.

Nguyên nhân khiến trẻ vặn mình khi ngủ

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là biểu hiện bình thường. Hiện tượng này xảy ra là do bé chưa quen với môi trường bên ngoài, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ vẫn chiếm ưu thế. Do đó, trẻ có dấu hiệu múa vờn, vận động tay chân thường xuyên, phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích. Hiện tượng này xuất hiện từ vài tuần tuổi tới 2 tháng tuổi, kết thúc khi trẻ được 3 - 4 tháng.

Tuy nhiên nếu trẻ hay vặn mình và ọc sữa, hay giật mình, đánh hơi, gồng mình... kèm theo quấy khóc, mồ hôi trộm thì đó có thể là biểu hiện của bệnh lý. Lúc này cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám để biết nguyên nhân.

tre-van-minh-khi-ngu-phunutoday-01

Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ có thể là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng là dấu hiệu bệnh lý.

- Biểu hiện vặn mình sinh lý: Trẻ gồng người vặn mình, mặt đỏ lên và kết thúc trong vài phút. Hiện tượng này đến tháng thứ 2, 3 dừng hẳn. Trẻ ăn ngủ tốt, lên cân bình thường thì không đáng lo ngại. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng này có thể là nơi ngủ của trẻ không được thoải mái hoặc tiếng ồn cũng khiến trẻ hay vặn mình, giật mình khi ngủ; trẻ đói; rã bị ướt, mẹ quấn khăn quá chặt...

- Biểu hiện vặn mình bệnh lý: Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, các biểu hiện như mồ hôi trộm, ngủ không sâu, hay giật mình quấy khóc… thì có thể là do thiếu canxi, hệ tiêu hóa không tốt. Ngoài ra những tổn thương ngoài da do ngứa, nóng rát hoặc tai bé bị côn trùng cắn cũng khiến trẻ hay vặn mình khi ngủ.

Nếu không cung cấp đủ canxi trẻ sẽ bị biến dạng xương tay, chân; chậm mọc răng, rụng tóc; nhiễm trùng đường hô hấp do lồng ngực bị méo....

Nguy hiểm hơn, nhiều trẻ thậm chí còn ngừng thở, tím tái, có khi tử vong vài giây do chứng co thắt thanh quản vì thiếu canxi kéo dài.

tre-van-minh-khi-ngu-phunutoday-02

Bố mẹ cần làm gì khi con rướn và vặn mình nhiều?

Phần lớn các biểu hiện vặn mình, gồng mình ở trẻ sẽ tự hết. Tuy nhiên nếu thấy trẻ vặn mình nhiều mẹ nên:

- Kiểm tra xem tã trẻ có ướt không? Quần áo trẻ mặc có bị quá nóng hay quá lạnh không?

- Mẹ nên để ý cơn vặn mình của trẻ kéo dài bao lâu? Có tự hết? Xu hướng tăng dần hay giảm đi…

- Xem bé có kèm các dấu hiệu khác như trở nên biếng bú, đổ mồ hôi trộm, hay nôn ói, nấc... có thể bé đang thiếu canxi và vitamin D.

- Kiểm tra trên da bé, lưu ý vùng các nếp gấp, da có bị đỏ, viêm loét, hay nổi mẫn đỏ gì không? Nên kiểm tra các lỗ tự nhiên (hậu môn, vùng kín...) có gì bất thường không. Bé có bị sốt hay không?

Vì đây là một hiện tượng sinh lý nên đa số không cần phải điều trị gì. Vì vậy, khi thấy con có dấu hiệu này bố mẹ nên bình tĩnh.

tre-van-minh-khi-ngu-phunutoday-03

Đối với những trẻ sơ sinh vặn mình trong thời gian dài, hay giật mình khi ngủ, nôn trớ, chậm lớn... cha mẹ nên đưa con đi khám để biết tình trạng sức khỏe của con xem phải do thiếu canxi hay không.

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm canxi vào bữa ăn để tăng lượng canxi trong sữa cho bé bú hàng ngày. Mẹ nên ăn những loại thực phẩm giàu chất này như cua đồng, sữa và các chế phẩm từ sữa, mè, tép, đậu tương và những chế phẩm làm từ đậu nành, trứng… Trường hợp mẹ không có sữa cho con bú thì trẻ cần phải được bổ sung canxi từ các loại sữa bột có hỗ trợ loại chất này.

Các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể trẻ dưới 3 tháng là 300mg và 500mg cho trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi. Canxi không được tạo ra trong cơ thể mà phải cung cấp hàng ngày bởi thức ăn, chủ yếu là từ sữa. Tuy nhiên, muốn canxi được hấp thu và sử dụng tốt thì cơ thể phải có đủ vitamin D. Phơi nắng buổi sáng cho trẻ cũng là cách tốt để cung cấp vitamin D.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn