Đừng nghĩ cứ chăm chỉ là thành công, bạn sẽ cả đời chẳng giàu sang nổi nếu thiếu yếu tố này!

11:00, Thứ ba 21/08/2018

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn nghĩ làm việc chăm chỉ sẽ đạt được thành công thì đó chính là sai lầm khiến bạn cả đời cũng không giàu nổi.

"Nếu tất cả những gì bạn làm cả đời là chăm chỉ làm việc, bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có được. Bởi làm việc chăm chỉ chưa đủ để bạn kiếm tiền và tiết kiệm".

Rõ ràng, bên cạnh sự cố gắng và chăm chỉ, còn rất nhiều yếu tố khác quyết định đến thành công của bạn.

1. Khả năng đối mặt và chấp nhận rủi ro

Trong cuộc sống hay trong công việc, dù cho con người có chuẩn bị và lên kế hoạch một cách cẩn thận, kĩ càng đến mấy vẫn luôn có những sự cố bất ngờ, những rủi ro bất chợt xảy đến. Đó là điều không thể tránh khỏi. Đằng sau thành công của những doanh nhân thành đạt nhất là những rủi ro lớn luôn sẵn sàng xuất hiện và phá hủy sự nghiệp của họ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, theo tỷ phú Mark Zuckerberg - giám đốc điều hành và nhà sáng lập Facebook thì "Rủi ro lớn nhất là chẳng đối mặt với rủi ro nào. Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh, chiến lược mà chắc chắn sẽ thất bại chính là tránh xa các rủi ro".

de-thang-lon-doi-khi-ban-phai-chap-nhan-rui-ro-lon

Cơ hội càng lớn, thách thức càng cao, rủi ro càng nhiều, đặc biệt là trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu vì thế mà không dám nắm bắt cơ hội, không dám đối mặt với thách thức, thì bạn cũng sẽ không thể tiếp cận với thành công.

2. Khả năng giao tiếp

Dù trong cuộc sống hay công việc, việc tiếp xúc và duy trì các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau là điều không thể thiếu. Đó cũng là lý do việc rèn luyện khả năng giao tiếp là cần thiết với tất cả mọi người.

Thật khó để bắt gặp ở một doanh nhân thành công sự vụng về trong giao tiếp. Họ phải thuyết phục nhà đầu tư, đàm phán với đối tác, gặp gỡ khách hàng và quản lý nhân viên. Tất cả những điều đó đều đòi hỏi ở họ một kỹ năng giao tiếp khéo léo hơn bất cứ ai. Giao tiếp giỏi không chỉ đơn giản và giới hạn ở khả năng ăn nói, cách sử dụng ngôn từ chuẩn mực và chính xác mà còn ở ngôn ngữ cơ thể, sự lắng nghe, tôn trọng đối phương và kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

3. Sự đức độ

Không có gì là ngạc nhiên khi sự đức độ nằm trong danh sách này. Chúng ta luôn mong muốn làm việc với những đồng nghiệp có thể giải quyết các vấn đề bất đồng một cách lịch sự, cho mọi người thấy lợi ích của sự tôn trọng những ý kiến khác biệt so với họ hay luôn hành xử với sự chân thành. Các tổ chức với văn hóa của mình luôn đề cao tuyển chọn những cá nhân như vậy và đảm bảo để các nhân viên khác học hỏi theo họ.

thanh-cong

Bạn càng ở vị trí cao, sự đức độ càng trở thành một yếu tố khác biệt cho một người lãnh đạo tài ba – từ việc thấu hiểu những mỗi người đều có cuộc sống và gia đình riêng ngoài công việc nên đôi khi họ sẽ ưu tiên đối xử với người khác với lòng trắc ẩn và sự tự trọng qua những cuộc nói chuyện phản hồi thông tin cứng rắn hơn.

4. Tinh thần lạc quan

Từ bỏ một công việc có mức lương ổn định, vay vốn, lập một công ty và khởi nghiệp là một hành động khá điên rồ đối với nhiều người. Bao nhiêu thách thức, rủi ro có thể xảy đến, có thể thất bại bất cứ lúc nào, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ gánh vác một khoản nợ khổng lồ khó chi trả. Vì vậy, một trái tim kiên cường và tinh thần lạc quan là vô cùng cần thiết, đặc biệt là với người làm kinh doanh.

Huyền thoại Lee Iacocca, Chủ tịch hãng Chrysler là người đã vực dậy và đưa tập đoàn này trở lại những thành công vang dội. Đúng là ông đã nhận được sự trợ giúp với khoản cho vay của chính phủ giúp công ty duy trì hoạt động. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian khó khăn nhất, Iacocca đã thể hiện tinh thần lạc quan mạnh mẽ, tin rằng công ty sẽ vượt qua được thách thức này. Chính sự lạc quan này của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều nhân viên tài năng dưới quyền, thôi thúc họ tiếp tục cố gắng làm việc. Và cuối cùng, họ đã thật sự thành công.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Minh Ngọc