Đương đầu với Covid-19, khuôn mặt của bác sĩ bầm tím, đầy vết hằn: "Bảo vệ người dân đến hơi thở cuối cùng"

12:00, Thứ sáu 27/03/2020

( PHUNUTODAY ) - Tại bất kỳ quốc gia nào, nhất là các quốc gia đã trở thành tâm dịch, đội ngũ Y bác sĩ luôn phải cống hiến hết mình, làm việc không biết mệt mỏi để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19. Và xót xa thay, khuôn mặt họ sau khi tháo khẩu trang, đã bị bầm tím, biến dạng.

Đương đầu với Covid-19, khuôn mặt của bác sĩ đã trở nên bầm tím, biến dạng

Có thể nói, hiện nay ngành Y tế toàn cầu đang ngồi trên "ghế nóng". Tại bất kỳ quốc gia nào, nhất là các quốc gia đã trở thành tâm dịch, đội ngũ Y bác sĩ luôn phải cống hiến hết mình, làm việc không biết mệt mỏi để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Bác sĩ Nicola Sgarbi, 35 tuổi, làm việc tại phòng hồi sức tích cực (ICU) của bệnh viện Baggiovara, Modena, Ý phải làm việc 12 tiếng trong bộ đồ bảo hộ kín mít. Vào ngày 13/03, sau khi kết thúc ca làm việc, Sgarbi đã chụp một tấm selfie và đăng tải lên mạng xã hội với dòng chia sẻ: 

Chân dung Bác sĩ Nicola Sgarbi

Chân dung Bác sĩ Nicola Sgarbi

"Lý do tôi chụp bức hình này là để gửi tới cho vợ tôi. Tôi muốn nói với cô ấy tôi đã kết thúc công việc và đang trở về nhà với bộ dạng bầm tím như thế này đây. Ngoài ra, tôi cũng muốn cho con gái nhỏ của tôi xem tấm hình này, khi nó lớn lên, cha sẽ kể lại cho nó nghe về quãng thời gian lịch sử." 

Trên Twitter của mình, nữ y tá Natalie Silvey cũng chia sẻ: "Đây là khuôn mặt của người phải mặc đồ bảo hộ trong suốt 9 tiếng đồng hồ để chạy khắp London vận chuyển bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tôi cảm thấy như sắp chết. Nên mọi người xin hãy đừng đi đâu cả, hạn chế tụ tập."

Ngày 17/02, tấm chân dung của nữ y tá Cao Shan khi tháo bỏ khẩu trang sau những giờ làm việc tại khu cách ly của bệnh viện Jinyintan, Vũ Hán đã khiến không ít người xót xa. Bài đăng kè bức ảnh của Cao Shan viết: "Cô ấy và chồng của mình đều làm việc tại bệnh viện. Họ đều phải ngủ trên xe ô tô suốt 23 đêm để không mang virus đi khắp nơi, đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng"

Chân dung y tá  Cao Shan

Chân dung y tá Cao Shan

Một nữ y tá ở Indiana (Mỹ) có tài khoản Twitter @genithecrankynurse đã chụp lại khuôn mặt của cô khi phải đeo khẩu trang N95 cả ngày: "Tôi không phải là anh hùng, tôi chỉ đang làm việc của mình và ở thời điểm này, công việc đòi hỏi chúng tôi phải dành nhiều thời gian hơn." 

Áp lực công việc vô cùng lớn, gồng gánh 2 từ "trách nhiệm"

Trung bình mỗi tuần, một bác sĩ phải làm khoảng 60 giờ, thậm chí đối với bác sĩ nội trú có thể lên đến 80 giờ. Điều này đồng nghĩa họ luôn phải tăng ca, thậm chí không có cả cuối tuần. Sáng mở mắt ra thấy bệnh viện, chiều nhắm mắt lại thấy bệnh nhân. Và giữa đại dịch Covid-19, kỳ nghỉ đối với y bác sĩ đã trở thành hai từ vô cùng xa xỉ.

Giữa đại dịch, một bác sĩ đã chia sẻ khi chứng kiến quá nhiều bệnh nhân qua đời: "Tôi thường nhận được cuộc gọi từ những bác sĩ trẻ cảm thấy mệt mỏi và muốn tâm sự. Gần đây, tôi nhận điện của một bác sĩ và một y tá, họi đều khóc vì ám ảnh việc bệnh nhân qua đời do virus. Họ tự hỏi bản thân đã làm hết sức chưa, hay đã mắc sai sót gì. Tôi chỉ có thể nói với họ rằng chúng ta không thể làm gì hơn ngoài cố gắng, đó là nghĩa vụ lớn nhất của chúng tôi". 

Một bác sĩ ở tâm dịch bất lực chia sẻ: "Tất cả đều sợ hãi. Một số bệnh nhân trở nên tuyệt vọng khi phải chờ hàng tiếng đồng hồ trong giá lạnh. Tôi thậm chí nghe ai đó nói loáng thoáng, anh ta đã chờ lâu đến mức chỉ muốn cầm dao đâm 1 nhát cho xong. Nhưng giết vài người bác sĩ như chúng tôi, cũng đâu khiến mọi chuyện khởi sắc hơn được". 

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Xuân Quỳnh