Gia đình của cặp đôi U100 mới cưới

06:17, Thứ năm 23/02/2012

( PHUNUTODAY ) - Cụ bà Rosaly chia sẻ: “Tình yêu là tiểu vũ trụ bao la. Nếu bạn đã có ý thích một ai đó, đừng ngại ngần để tiến tới làm quen với họ cho dù cả hai người không cùng chung một ngôn ngữ”.

Ở tuổi gần đất xa trời, hai cụ già Larry Bushnell và Columba Rosaly quyết định dấn thân đi thêm bước nữa bằng một đám cưới nồng nàn và say đắm. Nhưng khoan nói tới cái kết thúc có hậu này chỉ riêng chuyện hai cụ đến với nhau đã được xem là một kỳ tích khi hai người không hề biết đến ngôn ngữ của nhau. Song không vì thế mà họ chịu đầu hàng, cụ ông đã kiên trì chinh phục bạn gái bằng tình cảm chân thật và sự hài hước của mình…
[links()]
Diễn tả tình yêu bằng một nụ hôn trên má mỗi ngày   

Không màng tới tuổi già đang nhanh đến, bỏ qua nỗi sợ hãi vốn có ở người cao tuổi, hôm thứ Bảy (11/2/2012), hai cụ già Larry Bushnell và Columba Rosaly đã hân hoan tổ chức đám cưới dành cho chính mình tại phía Nam Charlotte (Bắc Carolina, Mỹ), đám cưới là cái kết có hậu cho cuộc tình dài hơi của cặp đôi này.

Kể từ đây, hai vợ chồng già sẽ nương tựa vào nhau để sống nốt phần đời còn lại của mình. Cụ ông năm nay 85 tuổi, còn cụ bà 97 tuổi. Không chỉ kết hôn ở tuổi gần đất xa trời, mà riêng cuộc sống của hai cụ cũng không bình thường đối với nhiều đôi vợ chồng khác trong giai đoạn tiền hôn nhân.

Cụ ông lớn lên tại một nông trang ở bang Wisconsin (Mỹ). Trong khi đó, cụ bà lại được chăm sóc, nuôi nấng trong gia đình một người bác giàu có tại Ecuador.

Sau lễ cưới, hai vợ chồng già quay về lại cộng đồng hưu trí Làng Sharon. Cụ Rosaly đang lên kế hoạch cho một tuần trăng mật ngọt ngào mà điểm đến của hai vợ chồng có thể là thiên đường biển Hawaii.
Sau lễ cưới, hai vợ chồng già quay về lại cộng đồng hưu trí Làng Sharon. Cụ Rosaly đang lên kế hoạch cho một tuần trăng mật ngọt ngào mà điểm đến của hai vợ chồng có thể là thiên đường biển Hawaii.

Nhưng đặc biệt nhất đối với hai vợ chồng cụ đó là kể từ lúc tìm hiểu nhau cho đến khi đã chính thức nên duyên vợ chồng, hai cụ hầu như không biết nhiều về ngôn ngữ của nhau. Hai người nên duyên chủ yếu thông qua các ngôn ngữ tay và ánh mắt làm phương tiện diễn đạt chính.

Những người quen biết với hai cụ luôn hoài nghi một câu hỏi khó giải đáp: hai cụ sẽ diễn đạt như thế nào khi nấu món ăn cho nhau? Cụ ông có bao giờ làm phật lòng cụ bà trong việc nêm nếm gia vị hay không và cụ bà làm thế nào để biết món ăn yêu thích nhất của chồng mình là gì?

Làm thế nào hai cụ có thể yêu nhau say đắm khi cả hai đều không biết nhiều về ngôn ngữ của người bạn đời? Chuyện thú vị ở chỗ: cụ ông đã diễn đạt lời yêu của mình như thế nào khiến cho cụ bà cảm động mà chấp thuận lời đề nghị thiêng liêng đó?

Hàng loạt câu hỏi cứ xoay quanh và trải dài mãi ra cho đến khi hai người đã là một nửa của nhau mà vẫn khiến cho người ngoài cuộc không ngớt lời tò mò thán phục về tình yêu của hai cụ.

Chuyện tình của hai vợ chồng cụ Larry Bushnell và Columba Rosaly nghe qua có vẻ như rất hài hước song thực sự chỉ có người trong cuộc mới hiểu rằng hai cụ phải yêu thương nhau đến như thế nào mới có thể dọn về sống chung với nhau như thế.

Chuyện bắt đầu khi cụ ông goá vợ tình cờ gặp cụ bà đã goá chồng tại phía Đông của cộng đồng những người hưu trí tại làng Sharon ở Charlotte (Bắc Carolina, Mỹ). Ông Newton - một người bạn thân của hai cụ nhớ lại:

“Cách đây 4 tháng, tôi tình cờ nhận được một cú điện thoại từ bà Columba Rosaly, bà tế nhị đề nghị với tôi: “Ông có bận lắm không, tôi rất cần ông giúp cho một việc. Thành thực mà nói, tôi đang có bạn trai, ông ấy không biết nói một chút tiếng Tây Ban Nha nào cả”.

Nghe được những lời mở đầu về “hoàn cảnh” người bạn trai của bà Rosaly, Newton liền bật cười, nói: “Nếu ông ấy không biết tiếng Tây Ban Nha, làm thế nào mà bà biết rằng hai người đang tìm hiểu nhau?”. Nhưng rồi Newton cũng bật mí cách hai cụ già diễn tả cảm xúc họ yêu nhau như thế nào:

“Hàng ngày, khi gặp cụ bà Rosaly, cụ ông Bushnell thường để lại một nụ hôn thắm thiết trên má của cụ”. Ra là thế đấy!. Cụ bà Columba Rosaly nói với Newton rằng, hai người luôn nhìn trộm nhau tại bàn ăn và cười khúc khích khi nhìn trộm như thế.

Họ dùng ánh mắt để biểu lộ cho tâm trạng của mình. Sau mỗi buổi ăn trưa, thay cho lời chào tạm biệt, bao giờ cũng vậy, cụ ông Larry Bushnell bắc ghế ngồi cạnh cụ bà Rosaly và nhẹ nhàng đặt một nụ hôn trên má bạn gái.

Những nụ hôn đó như một luồng điện giật chạy khắp người cụ Rosaly khiến cho bất giác cụ đỏ mặt mỗi khi nhớ lại cảm xúc kỳ lạ đó. Dù đã ở tuổi gần 100, nhưng những nụ hôn phớt ấy vẫn đủ nóng khiến cho cụ Rosaly bẽn lẽn như thời còn con gái của mình.

Cụ bà Columba Rosaly, 97 tuổi, đến từ Ecuador, còn cụ ông Larry Bushwell, 85 tuổi, đến từ bang Wisconsin (Mỹ) nên duyên chồng vợ dù cụ bà Rosaly không biết nhiều tiếng Anh để giao tiếp với chồng.

Tuyệt chiêu chinh phục bạn gái của cụ ông

Cụ bà nói tiếng Tây Ban Nha trong khi cụ ông một tiếng bẻ đôi cũng không biết. Vậy nên, để chinh phục tình yêu này, cụ ông đã có những nỗ lực phi thường nhằm rút ngắn rào cản ngôn ngữ của mình.

Để có thể giao tiếp với người bạn gái mới, cụ ông Larry Bushnell tự mình làm một tấm bảng nhựa, tấm bảng này để ở trong phòng ăn của hai người. Hai cụ chỉ gặp nhau ăn trưa mỗi ngày, như thế cũng đủ để tìm hiểu nhau rồi.

Trên tấm bảng nhựa đó có cả một tệp giấy nhỏ, bất cứ từ gì trong lúc “giao tiếp” với bạn trai, cụ bà Rosaly lại cẩn thận ghi nó lên những tờ giấy này. Buổi ăn trưa kết thúc thì cũng đồng thời trên tấm bảng nhựa đó cũng chi chít chữ là chữ.

Hàng đêm, sau khi hàng xóm đã ngủ, cụ ông Larry Bushnell lại cặm cụi, xếp những tờ giấy đó lại, rồi lên mạng, gõ những từ tiếng Tây Ban Nha này vào phần mềm dịch đa ngôn ngữ để tìm hiểu nghĩa nó là gì, cụ đã tự học thứ tiếng mẹ đẻ của vợ tương lai như vậy đấy.

Tương tự như vậy, cụ bà Rosaly cũng cặm cụi học từng từ một về thứ tiếng Anh của chồng, bởi vậy cụ mới biết bạn trai khen mình là một người phụ nữ phúc hậu và xinh đẹp.

Được bạn trai khen mình là người đẹp thì chẳng có người phụ nữ nào lại không cảm thấy xao xuyến, hạnh phúc, cho dù người phụ nữ đó đang ngót nghét ở tuổi trăm như cụ Rosaly.

Kể từ lúc biết được bạn trai khen mình thật lòng, lần nào rời khỏi nhà riêng để đến nơi hò hẹn của hai người, cụ bà Rosaly cũng cẩn thận chải tóc thật đẹp và không quên đeo những chiếc hoa tai có kiểu dáng bắt mắt nhất.

Về phía cụ bà Rosaly thì ngay từ cái buổi gặp gỡ bạn trai, trong lòng cụ đã xốn xang, bồi hồi bởi dáng vóc cao lớn, đẹp trai của “chàng”, cũng như “nàng” thích cái cách mà “chàng” hay hôn lên bàn tay của mình.

Khi hai người cưỡi ngựa tình tứ bên nhau, lần nào “chàng” Larry Bushnell cũng cẩn thận đặt cái yên ngựa êm ái cho “nàng” thoải mái. Thông qua sự phiên dịch của Newton, cụ bà Rosaly tỏ vẻ hạnh phúc nói: “Tôi chưa bao giờ có cảm giác hạnh phúc nào nhiều như lúc này. Tôi thích được hôn thật nhiều lên mũi anh ấy”.

Từng trải qua một đời chồng, nhưng chồng mất sớm, nên trong ngần ấy thời gian đằng đẵng sống trong nỗi cô đơn, cụ bà Rosaly luôn chép miệng khi tâm sự với những người hàng xóm rằng, đời mình thế là đã hết, chẳng còn mong tìm được ai để làm bạn tuổi già nữa.

Nhưng khi gặp được cụ Larry Bushnell, cụ Rosaly tin rằng Chúa đã mang niềm ước nguyện của hai người đến với nhau để hai người có thể tự do yêu đương và chăm sóc cho nhau trong những ngày tháng cuối đời.

Lúc đầu, hai cụ không bao giờ nghĩ rằng mình lại kết hôn thêm một lần nữa. Cụ ông Larry Bushnell trước đây từng là một giảng viên, cụ nói rằng mình đã mất đi người vợ đầu tiên trong suốt 13 năm, kế đó cụ lấy thêm vợ hai, nhưng rồi bà cũng mất cách đây một năm, cho đến lúc gặp cụ bà Rosaly, khuôn mặt của cụ Larry vẫn còn vương vấn nét buồn của người chồng yêu người vợ quá cố.

Về phía cụ Rosaly, cụ cũng góa chồng từ cách đây một thập niên. Cụ Rosaly mỉm cười phúc hậu nói rằng tình yêu hiện tại của mình cũng hao hao giống với chuyện tình của cha mẹ cụ khi cả bố và mẹ cụ đều không biết nói tiếng của nhau khi hai người kết hôn.

Cha cụ Rosaly từng là cảnh sát ở Chicago (Mỹ), mẹ cụ là một khách du lịch đến từ Colombia, hai người quen nhau trong một lần cụ bà nhờ cụ ông chỉ đường. Có lẽ hoàn cảnh lóng ngóng, buồn cười đó đã khiến hai người nhớ về nhau và dẫn đến lễ cưới để gắn bó đời mình với nhau mãi mãi.  

Thích là yêu, đừng sợ bất đồng ngôn ngữ

Khi kết hôn, chỉ duy nhất 3 cụm từ mà mẹ cụ bà Rosaly nói rõ tiếng trước mặt chồng là: “Em yêu anh”, “Giúp em” và “Tiền”. Tuy kiệm lời nhưng cuộc hôn nhân của hai bậc lão niên đã kéo dài suốt 53 năm, cho mãi đến khi cha của cụ Rosaly vừa qua đời vào năm 2009.

Cụ bà Rosaly chia sẻ: “Tình yêu là tiểu vũ trụ bao la. Nếu bạn đã có ý thích một ai đó, đừng ngại ngần để tiến tới làm quen với họ cho dù cả hai người không cùng chung một ngôn ngữ”. Quả vậy, tình yêu của vợ chồng cụ đã kết thúc khá mỹ mãn.

Thứ Bảy (11/2/2011) lúc 14h30 chiều, một đám cưới đông đủ người thân của đôi tình nhân già Larry Bushnell và Columba Rosaly đã được long trọng tiến hành tại nhà thờ của thành phố Tavern, thuộc Ballantyne (vùng phụ cận của thành phố Charlotte, Bắc Carolina).

Trong đám cưới ngoạn mục đó, cô dâu Rosaly diện một chiếc váy màu hồng và đội chiếc mạng thêu tinh xảo, trong khi đó chú rể Larry Bushnell mặc bộ y phục màu xanh nước biển. Họ hôn nhau thắm thiết trước mặt đông đảo khách khứa, bạn bè hai bên và cả cư dân thành phố Tavern.

Sau lễ cưới, hai vợ chồng già quay về lại cộng đồng hưu trí Làng Sharon. Cụ Rosaly đang lên kế hoạch cho một tuần trăng mật ngọt ngào mà điểm đến của hai vợ chồng có thể là thiên đường biển Hawaii.

  • Nguyễn Thanh Hải (Theo Vanity Fair)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc