Giải quyết tranh chấp không hăm dọa

21:40, Thứ ba 04/09/2012

( PHUNUTODAY ) - Trung Quốc nhắc Mỹ không được ngả về bên nào; nghị sĩ Đài Loan tới Ba Bình, Trường Sa (Việt Nam); chuyên gia quân sự nói về tàu ngầm Việt Nam vừa mua... là diễn biến chính tình hình quốc tế ngày 4/9.

Trung Quốc nhắc Mỹ không được ngả về bên nào; nghị sĩ Đài Loan tới Ba Bình, Trường Sa (Việt Nam); chuyên gia quân sự nói về tàu ngầm Việt Nam vừa mua... là diễn biến chính tình hình quốc tế ngày 4/9.

Ngày 3/9, tại Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhắc lại quan điểm cho rằng Mỹ
Ngày 3/9, tại Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhắc lại quan điểm cho rằng Mỹ "có lợi ích quốc gia" trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực biển Đông, vốn đang chứa đựng đầy căng thẳng. "Chúng tôi tin rằng các nước trong khu vực cần làm việc hợp tác với nhau để giải quyết tranh chấp mà không sử dụng sự cưỡng ép hay hăm họa, không đe dọa sử dụng và không sử dụng vũ lực", bà Clinton nói.

 

Trong khi đó, trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Trung Quốc đúng 1 ngày, ngày 3/9, nước này đã lên tiếng cảnh báo Mỹ không nên ngả về phe nào trong các tranh chấp lãnh thổ. “Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ ủng hộ những lợi ích lớn hơn về hòa bình và ổn định trong khu vực và tôn trọng cam kết trung lập của mình... Các quốc gia bên ngoài khu vực nên tôn trọng sự lựa chọn của các quốc gia có liên quan trực tiếp tới vấn đề và phải nghiêm chỉnh tôn trọng cam kết không ngả về bên tranh chấp nào của chính họ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói.
Trong khi đó, trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Trung Quốc đúng 1 ngày, ngày 3/9, nước này đã lên tiếng cảnh báo Mỹ không nên ngả về phe nào trong các tranh chấp lãnh thổ. “Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ ủng hộ những lợi ích lớn hơn về hòa bình và ổn định trong khu vực và tôn trọng cam kết trung lập của mình... Các quốc gia bên ngoài khu vực nên tôn trọng sự lựa chọn của các quốc gia có liên quan trực tiếp tới vấn đề và phải nghiêm chỉnh tôn trọng cam kết không ngả về bên tranh chấp nào của chính họ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói.

 

Tờ China News xuất bản tại Trung Quốc ngày 3/9 đăng chùm ảnh tàu khảo sát Thực nghiệm 3 thuộc Sở Nghiên cứu hải dương Nam Hải (Biển Đông) thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc hoạt động (trái phép) trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động xung quanh khu vực Đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt của Việt Nam năm 1988 và đặt sở chỉ huy quân đồn trú trái phép ở Trường Sa tại đây.
Tờ China News xuất bản tại Trung Quốc ngày 3/9 đăng chùm ảnh tàu khảo sát Thực nghiệm 3 thuộc Sở Nghiên cứu hải dương Nam Hải (Biển Đông) thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc hoạt động (trái phép) trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động xung quanh khu vực Đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt của Việt Nam năm 1988 và đặt sở chỉ huy quân đồn trú trái phép ở Trường Sa tại đây.

 

 

Trong một diễn biến khác, sáng 4/9 một nhóm Nghị sĩ Đài Loan do Lâm Úc Phương cầm đầu đã lên đường tới đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam giám sát cuộc diễn tập bắn đạn thật của lực lượng Cảnh sát biển đồn trú (trái phép) trên đảo này nhằm bảo vệ cái mà Đài Loan gọi là “chủ quyền lãnh thổ”.
Trong một diễn biến khác, sáng 4/9 một nhóm Nghị sĩ Đài Loan do Lâm Úc Phương cầm đầu đã lên đường tới đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam giám sát cuộc diễn tập bắn đạn thật của lực lượng Cảnh sát biển đồn trú (trái phép) trên đảo này nhằm bảo vệ cái mà Đài Loan gọi là “chủ quyền lãnh thổ”.

 

Lâm Úc Phương cho biết trong đợt diễn tập này, lực lượng Cảnh sát biển Đài Loan sẽ bắn nhiều loại súng khác nhau, trong đó có cả cối 81 mm.
Lâm Úc Phương cho biết trong đợt diễn tập này, lực lượng Cảnh sát biển Đài Loan sẽ bắn nhiều loại súng khác nhau, trong đó có cả cối 81 mm.

 

Ngày 30/4 vừa qua, cũng chính Lâm Úc Phương dẫn theo 2 Nghị sĩ khác đổ bộ trái phép lên đảo Ba Bình và bãi Bàn Than để khẳng định cái gọi là
Ngày 30/4 vừa qua, cũng chính Lâm Úc Phương dẫn theo 2 Nghị sĩ khác đổ bộ trái phép lên đảo Ba Bình và bãi Bàn Than để khẳng định cái gọi là "chủ quyền" của Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp chủ quyền đang leo thang trên Biển Đông.

 

Tàu USS Frank Cable (AS-40) của Mỹ sáng 3/9 tới vịnh Subic của Philippines để bắt đầu chuyến thăm thông thường kéo dài 12 ngày.
Tàu USS Frank Cable (AS-40) của Mỹ sáng 3/9 tới vịnh Subic của Philippines để bắt đầu chuyến thăm thông thường kéo dài 12 ngày. "Hải quân Philippines đã được thông báo về sự hiện diện (của tàu Mỹ). Đây không phải là một sự kiện giữa hải quân hai nước, mà chỉ là một chuyến cập cảng", đại tá Omar Tonsay, người phát ngôn hải quân Philippines cho biết.

 

USS Frank Cable là tàu hải quân lớp Spear, làm nhiệm vụ cung cấp và hỗ trợ cho các tàu ngầm lớp Los Angeles của hải quân Mỹ.
USS Frank Cable là tàu hải quân lớp Spear, làm nhiệm vụ cung cấp và hỗ trợ cho các tàu ngầm lớp Los Angeles của hải quân Mỹ.

 

Trên tạp chí
Trên tạp chí "Tin tức Á Âu", chuyên gia Koh Swee Lean Collin thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng (Singapore) cho rằng, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam mà Nga vừa hạ thủy đã "làm thay đổi hoàn toàn sự cân bằng hải quân trong khu vực".

 

Chuyên gia Koh Swee Lean Collin nhấn mạnh, dù có đội tàu ngầm nhưng Việt Nam vẫn phải đẩy mạnh việc giám sát trên không, trên biển và duy trì sự hiện diện của hải quân tại những vùng trọng điểm của quốc gia như vùng biển Đông. Với 6 tàu Kilo hoạt động vào năm 2018, Việt Nam nên xem xét khả năng cứu trợ tàu ngầm và hợp tác với hải quân các nước trong khu vực. Điều này còn phụ thuộc vào cả ý chí chính trị và tiềm lực kinh tế của Việt Nam.
Chuyên gia Koh Swee Lean Collin nhấn mạnh, dù có đội tàu ngầm nhưng Việt Nam vẫn phải đẩy mạnh việc giám sát trên không, trên biển và duy trì sự hiện diện của hải quân tại những vùng trọng điểm của quốc gia như vùng biển Đông. Với 6 tàu Kilo hoạt động vào năm 2018, Việt Nam nên xem xét khả năng cứu trợ tàu ngầm và hợp tác với hải quân các nước trong khu vực. Điều này còn phụ thuộc vào cả ý chí chính trị và tiềm lực kinh tế của Việt Nam.

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc