Giảm giá xăng dầu nhỏ giọt vì thương dân

14:20, Thứ sáu 19/04/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) – Việc giảm giá xăng dầu nhỏ giọt là thể hiện sự sát sao của Liên Bộ Tài chính – Công thương, đồng thời là sự chi lý của doanh nghiệp để tránh thất thoát vốn.

Đời sống) – Việc giảm giá xăng dầu nhỏ giọt là thể hiện sự sát sao của Liên Bộ Tài chính – Công thương, đồng thời là sự chi lý của doanh nghiệp để tránh thất thoát vốn.
[links()]
Giá xăng đầu thế giới giảm, trong một động thái được giải thích là để giúp người dân và doanh nghiệp, kiềm chế lạm phát… Liên Bộ Tài chính – Công thương đã quyết định “ép” các doanh nghiệp đầu mối giảm giá bán lẻ xăng dầu. Thời gian giảm phải thực hiện từ 19h ngày 18/4. Đây là lần thứ 2 trong tháng 4 đơn vị quản lý yêu cầu doanh nghiệp giảm giá. Lần này mức giảm được yêu cầu là từ tối thiểu từ 87 đến 408 đồng/lít (đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel và dầu hỏa, không giảm giá dầu mazut). Tổng cộng hai lần giảm là: xăng giảm tổng cộng 910 đồng/lít, dầu diesel giảm 550 đồng/lít, dầu hỏa giảm 650 đồng/lít.

Thế mới thấy sự quản lý xít xao, thường xuyên, và liên tục của Bộ Tài chính, vì mới ngày 28/3, Liên bộ này đã cho phép doanh nghiệp tăng giá xăng dầu trên cả nước từ 362 - 1.430 đồng, đưa mức giá bán lẻ xăng dầu lên mức kỷ lục từ trước tới nay (xăng là 24.580 đồng/lít, dầu diesel là 21.912 đồng).

Nhìn vào nhịp độ tăng giảm đó, có thể thấy cứ khoảng 10 ngày là Liên Bộ Tài chính – Công thương lại có một lần giám sát giá xăng dầu và đưa ra điều chỉnh, dù biên độ tính giá theo quy định hiện nay là 30 ngày.

gia-xang-dau-ap-dung-tu-18-4-Phunutoday.vn.jpg
Giá bán lẻ xăng dầu của Petrolimex áp dụng từ ngày 18/4. Ảnh: Petrolimex.

Đặc biệt, việc quản lý của Liên Bộ cũng rất cứng rắn, mạnh tay, vì thường các lần giảm giá này đều là động thái mang tính chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp phải giảm, chứ không phải có đơn xin giảm giá của các doanh nghiệp. Nên tôi dám can đoan với quý vị, chưa có lần nào quý vị được nghe tới cụm từ “giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, chúng tôi đã gửi công văn xin Bộ chỉ đạo cho giảm nhưng Bộ chưa có chỉ đạo” từ phía các doanh nghiệp xăng dầu, còn từ phía Bộ Tài chính – Công thương cũng chưa lần nào được nói câu “giảm giá lần này là theo kiến nghị của các doanh nghiệp đầu mối”. Mà chỉ thường nghe “giá xăng dầu thế giới tăng cao, chúng tôi đang chịu lỗ nặng, đã có công văn xin Bộ cho tăng giá bán lẻ”, hoặc “xét trên kiến nghị xin tăng giá của doanh nghiệp, và tính toán của Bộ…”.

Nên có thể thấy hành động chỉ đạo giảm giá bán lẻ xăng dầu của Liên Bộ là hành động rất thương cảm với khó khăn của người dân, doanh nghiệp, dù chỉ giảm vài chục đồng, nhưng nó là động thái giúp cải thiện tâm lý của người dân rất tốt. Và thực tế nó cũng chỉ mang yếu tố tâm lý là nhiều, vì mức giảm “tối thiểu từ 87 đồng/lít”, nếu có mua 1.000 lít cũng chỉ bớt được 87.000 đồng so với lúc chưa giảm. Nhưng dù sao, giảm vẫn hơn không.

Về phía các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, mà điển hình là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) – đơn vị chiếm thị phần nhập khẩu và bán lẻ lớn nhất hiện nay, cũng phải nói là rất “biết nghe lời” chỉ đạo của Bộ chủ quản, khi muốn tăng là chủ động có xin phép đàng hoàng, được đồng ý là tăng liền và luôn tăng tối đa ở khung được phép (Liên Bộ Tài chính – Công thương thường đưa ra khung tối đa được tăng và tối thiểu được giảm để doanh nghiệp tự lựa chọn). Còn khi giá thế giới giảm, Petrolimex và các đơn vị đầu mối khác vốn là người ít nói, nên cũng không chủ động xin giảm với Bộ chủ quản để tránh tình trạng “xin – cho”, mà để Liên Bộ giảm sát và chỉ đạo, khi có chỉ đạo giảm là cũng giảm ngay đó chứ, có chần chứ gì đâu.

Và khi doanh nghiệp giảm, họ cũng tính toán rất chi ly, đến từng đồng lẻ, như lần giảm giá xăng này là 410 đồng/lít. Nhưng người dân phải thấy rằng, việc tính chi ly từng đổng lẻ đó là để tránh thất thoát thôi, chứ doanh nghiệp cũng muốn giảm tròn số, cũng muốn bán tròn số cho dễ tính tiền lắm chứ. Không ai muốn người dân đi đổ xăng mà chả ai dám hô cho một lít, hay một lít rưỡi, nếu có hô thế thì nhân viên cây xăng cũng chả bán, vì lấy đâu tiền lẻ trẻ lại, khi một lít xăng A92 già thành tiền là 23.640 đồng. Mà chỉ dám hô cho 40, 50 nghìn, thậm chí là 20 nghìn. Dù các chuyên gia khuyên người dân là nên đổ xăng theo lít chứ không nên đổ theo tiền, vì theo tiền sẽ dễ bị nhân viên bán xăng bơm thiếu.

Nối vậy chứ cũng phải thông cảm cho doanh nghiệp, vài đồng lẻ thôi nhưng tích cóp với số lượng lớn, vài triệu lít mỗi ngày thì nó là khoản thu không nhỏ. Đấy chẳng qua cũng là để tránh thất thoát, lãng phí, thua lỗ thôi. Khi thua lỗ thì người dân lại nói ra nói vào, rằng thì là doanh nghiệp nhà nước, được ưu tiên đủ thứ, từ tiền tới chính sách, rồi còn được độc quyền nữa, mà vẫn thua lỗ thì kém quá, rồi lại bị đem ra so sánh với EVN, thậm chí vỡ nợ như Vinashin, Vinalines. Mà so sánh còn nhẹ, thất thoát, thua lỗ có khi còn bị xử lý hình sự ấy chứ, rồi lại vào tù ra tội, vì làm thất thoát vốn nhà nước, lãng phí nguồn lực đất nước, như nhiều anh lãnh đạo đã bị vậy. Âu cũng là cái khó cho doanh nghiệp xăng dầu.

Thế nên, người dân nên chấp nhận thực tế đó mà sống cho vui vẻ, lạc quan, để chúng ta còn giữa được cái vị trí thứ 2 thế giới về chỉ số hạnh phúc, chứ có lo lắng, buồn rầu cũng đâu thay đổi được cái thực tế đó.

  • Phạm Thanh
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc