Giao thừa năm Ất Tỵ phải kiêng cúng gà để tránh 'cõng rắn cắn gà nhà', rước đen đủi, có đúng không?

22:17, Thứ năm 23/01/2025

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người có quan niệm không cúng gà trong Giao thừa năm Ất Tỵ vì sợ 'cõng rắn cắn gà nhà'.

Vì sao nhiều người kiêng cúng gà năm Rắn?

Vào các dịp lễ Tết, nhất là đêm giao thừa, các gia đình sẽ chuẩn bị một con gà cúng là gà trống để đặt lên mâm lễ. Gả cúng mang ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Tiếng gáy của gà trống đại diện sự uy quyền, gọi mặt trời lên. Cúng gà trong đêm giao thừa nhằm đánh thức mặt trời, mang lại hy vọng về năm mới tươi sáng.

Tuy nhiên, có nhiều người quan niệm vào năm Rắn (năm Tỵ) cần kiêng cúng gà vì quan niệm rắn cắn gà. Trong dân gian cũng có thành ngữ: "Cõng rắn cắn gà nhà".

Rắn là linh vật của năm Ất Tỵ 2025. Vậy năm nay có cần kiêng cúng gà hay không?

Nhiều người cho rằng cúng gà trong năm Ất Tỵ tức là gia chủ hiến tế tài sản trong nhà cho linh vật của năm hoặc cúng gà sẽ không linh nghiệm, chưa khấn nguyện thì có thể rắn đã nuốt mất gà, không mang tới điềm lành.

Tuy nhiên, đây chỉ là góc nhìn suy luận, liên tưởng. Việc kiêng kỵ chỉ mang tính tương đối, tùy theo vùng miền, không có cơ sở văn hóa, khoa học.

Trên thực tế, mốt số người không chỉ kiêng cúng gà trong năm Tỵ mà còn kiêng ở cả năm Dậu. Tuy nhiên, vẫn có gia đình cúng gà bình thường.

Vì vậy, việc có nên cúng gà trong năm Rắn hay không sẽ tùy thuộc vào quan niệm của từng gia đình. Một số người không muốn sát sinh nên chỉ cúng đồ chay, hoa quả. Điều này cũng không sai theo quan điểm của từng người.

Có dùng gà để cúng giao thừa năm Ất Tỵ hay không tùy thuộc vào quan điểm và lựa chọn của từng gia đình.

Có dùng gà để cúng giao thừa năm Ất Tỵ hay không tùy thuộc vào quan điểm và lựa chọn của từng gia đình.

Ý nghĩa của gà cúng trong lễ cúng Giao thừa

Gà cúng trong lễ cúng giao thừa luôn luôn là gà trống. Gà được để nguyên con chứ không chặt thành miếng. Gà cúng đại diện cho lòng thành của gia chủ đối với thần linh, tổ tiên. Tiếng gáy của gà trống được coi là sự kết nối với thần linh. Ngoài ra, nó còn là âm thanh đánh thức mặt trời, bắt đầu một ngày mới.

Vào dịp đầu xuân năm mới, nhất là trong nghi lễ cúng giao thừa, các gia đình thường dùng gà trống để làm lễ, biểu thị sự may mắn, thịnh vượng, hy vọng cho năm mới thành công rực rỡ.

Trong văn hóa dân gian, gà trống đại diện cho Văn - Dũng - Nhân - Lễ - Nghĩa của đấng nam nhi. Lễ vật gà trống ngậm bông hồng không chỉ có hình thức rực rỡ, đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa may mắn và tài lộc bền vững.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền
Từ khóa: giao thừa gà cúng