Sở Y tế kiến nghị Chính phủ cho tăng viện phí từ ngày 1/7 tới đây." />

Hà Nội đơn độc xin tăng gần gấp đôi viện phí

07:10, Thứ ba 12/03/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Sở Y tế kiến nghị Chính phủ cho tăng viện phí từ ngày 1/7 tới đây.

(Đời sống) - Sở Y tế Hà Nội vừa đề xuất điều chỉnh tăng viện phí 70-75% so với khung giá viện phí mới) nhằm đảm bảo cân bằng thu chi.
[links()]
Cụ thể, Sở Y tế Hà Nội đề nghị được tăng giá 690 trong tổng số 2.062 dịch vụ kỹ thuật y tế đang được thực hiện ở các bệnh viện trực thuộc thành phố theo lộ trình từ nay tới năm 2015.
Tăng viện phí liệu chất lượng dịch vụ có tăng?
Tăng viện phí liệu chất lượng dịch vụ có tăng?
Nguyên do các BV Hà Nội hạn chế về tiền lương, chính sách đãi ngộ trong khi làm việc tại BV T.Ư ngoài thu nhập tốt hơn còn  nâng cao danh tiếng, thuận lợi hơn khi mở phòng mạch tư. Ngoài ra, một số BV của Hà Nội đang rất khó khăn về tài chính, có BV nợ hàng chục tỉ đồng tiền thuốc, vật tư tiêu hao.
 
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai cho rằng, năm 2012 Hà Nội và TP.HCM chưa được tăng viện phí do lo ngại sẽ làm tăng CPI, nhưng hiện nay điều kiện đã cho phép nên UBND, HĐND TP.Hà Nội có thể thông qua mức tăng viện phí.
 
Sở Y tế kiến nghị Chính phủ cho tăng viện phí từ ngày 1/7 tới đây.
 
Trước đó, liên bộ Y tế - Tài chính đã có thông tư về mức viện phí mới, gồm 447 dịch vụ y tế và giá ngày, giường bệnh. Mức viện phí mới áp dụng từ ngày 15/4/2012, có dịch vụ tăng gấp 20 lần so với hiện hành.
 
Được biết, mức viện phí mới được áp dụng với 12%/tổng số 4.000 dịch vụ y tế đang được cung cấp, và vẫn theo nguyên tắc thu một phần viện phí (3 yếu tố cấu thành viện phí lần này gồm chi phí thuốc, máu, dịch truyền; chi phí điện nước, thông tin liên lạc, xử lý rác thải; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế).
 
Sắp tới đây, nếu như được chấp thuận, thì đây sẽ là lần thứ 2 tăng viện phí sau gần 1 năm thực hiện áp giá mới.
 
Điều dư luận quan tâm nhất chính là việc tăng viện phí có đồng thời tăng chất lượng dịch vụ? Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho ngành y tế: Giá dịch vụ đã có sự điều chỉnh, vậy chất lượng khám - chữa bệnh có tăng theo tỉ lệ thuận; làm thế nào để nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh; bao giờ người bệnh mới hết chịu cảnh quá tải, nằm ghép và nhiễm khuẩn bệnh viện?
 
Có tới 80-90% các bệnh viện đạt danh hiệu xuất sắc toàn diện khi được đánh giá về chất lượng, nhưng sự xuất sắc của các bệnh viện lại thể hiện trực tiếp ở tình trạng quá tải, đặc biệt là bệnh viện tuyến trên, người khám bệnh phải chờ rất lâu, chất lượng khám chữa bệnh chưa được cải thiện.
 
Liên tiếp nhiều trường hợp thai phụ tử vong đã khiến nhiều thai phụ không dám sinh con tại các bệnh viện tỉnh. Đơn cử như vụ sản phụ Nguyễn Thị Hằng (SN1992, trú tại tổ 5 Văn Nội, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội). Có dấu hiệu sinh, vỡ ối, chị Hằng vào Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Viện C) và đề nghị mổ nhưng không được bác sĩ chấp nhận. Vài tiếng sau, sản phụ tử vong, chỉ cứu được con.
 
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận trong điều kiện quá tải, cơ sở vật chất chật chội, bác sĩ khám nhiều quá thì không thể hòa nhã, nhân cách cũng khó mà giữ được... Phải chăng, vì thế mà nhiều bệnh nhân không dám đến viện khám vì sợ bác sĩ vừa khám vừa chửi như hát hay? Nhiều sản phụ tử vong vì bác sĩ tắc trách? Thậm chí, việc để quên dao, kéo trong người bệnh nhân hay cắt nhầm bộ phận cơ thể của người bệnh như trường hợp của bệnh nhân Hứa Cẩm Tú (bệnh nhân bị cắt nhầm 2 quả thận) tại bệnh viện Trung ương Huế?
 
Liệu tăng viện phí đang tỉ lệ nghịch với chất lượng khám chữa bệnh?
 
  • Thường Xuân (Tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc