(Phunutoday)- Ngày 11/5, UBND TP Hà Nội cho biết, dự kiến tháng 7 tới, thành phố sẽ xây dựng cầu cảng lớn nhất tại Hồ Tây nhằm lập lại tình trạng lộn xộn của nhà nổi, du thuyền nơi đây.
Tiền Phong đưa tin mặc dù khu vực nhà nổi đã được di dời từ đường Thanh Niên về đường Thụy Khuê nhưng mọi hoạt động của thuyền nổi, nhà nổi vẫn bộc phát và lộn xộn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, môi trường hồ Tây.
Đặc biệt, khu vực nhà nổi di dời đến lại nằm gần trường trung học Chu Văn An và tượng đài Lý Tự Trọng, gây ảnh hưởng việc học tập của học sinh và hoạt động vui chơi, giải trí của người dân tại khu vực tượng đài Lý Tự Trọng.
Không chỉ có vậy, theo báo An ninh Thủ đô, mỗi ngày hồ Tây nhận khoảng trên 10.000m3 nước thải sinh hoạt từ các hộ dân sống xung quanh hồ và một lượng lớn nước thải từ hàng chục nhà hàng, khách sạn kinh doanh trên mặt hồ và xung quanh hồ.
Vì vậy, dự án xây dựng cầu cảng du lịch được triển khai để quy tụ tất cả nhà nổi, thuyền…đang hoạt động nơi đây. Sau khi xây dựng xong, cầu cảng sẽ khắc phục được tình trạng hoạt động lộn xộn, xả nước thải bừa bãi làm ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường xung quanh. Tại đây, các tàu thuyền sẽ phải tuân thủ việc neo đậu, đón, trả khách, lấy nước sạch và xả nước bẩn vào bể chứa ngầm.
Dự kiến, địa điểm xây dựng ở Đầm Bảy, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. Diện tích nước khoảng 1,5 héc ta, diện tích sàn cầu tàu khoảng 3.000 mét vuông. Đơn vị thi công cầu cảng là công ty của Việt Nam.
Cầu sẽ được xây dựng như một bến thủy thực sự. Cấu trúc bến thủy sẽ được thiết kế theo dạng sử dụng giải pháp cọc đài bê tông cốt thép, đồng thời cọc đài cũng được xây dựng thành các ô sàn để tàu thuyền neo đậu.
“Kinh phí ban đầu sẽ do Nhà nước đầu tư. Sau này sẽ thu lại từ các doanh nghiệp kinh doanh ở đó. Còn người dân đến cầu cảng tham quan thì miễn phí” – Ông Thái Văn Hạ, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ khẳng định.
Cũng theo ông Hạ, cùng với việc xây cầu cảng, sắp tới quận sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát lại toàn bộ thuyền nổi, nhà nổi, với các thuyền, DN không đủ tiêu chuẩn, không có hoặc hoạt động không đúng giấy phép được cấp, quận sẽ cương quyết giải tỏa.
Còn ông Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất của quận cho hay, kinh phí dự kiến xây công trình này khoảng 12 tỷ đồng. Nếu xây xong thì đây sẽ là cầu cảng du lịch lớn nhất nước ta. Cầu cảng quân sự lớn nhất Việt Nam được biết đến là cầu cảng Trường Sa, do Học viện Kỹ thuật quân sự thiết kế.
(Tổng hợp)
Tiền Phong đưa tin mặc dù khu vực nhà nổi đã được di dời từ đường Thanh Niên về đường Thụy Khuê nhưng mọi hoạt động của thuyền nổi, nhà nổi vẫn bộc phát và lộn xộn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, môi trường hồ Tây.
Đặc biệt, khu vực nhà nổi di dời đến lại nằm gần trường trung học Chu Văn An và tượng đài Lý Tự Trọng, gây ảnh hưởng việc học tập của học sinh và hoạt động vui chơi, giải trí của người dân tại khu vực tượng đài Lý Tự Trọng.
Phối cảnh cầu cảng du lịch lớn nhất cả nước ở hồ Tây. Ảnh: UBND quận Tây Hồ |
Không chỉ có vậy, theo báo An ninh Thủ đô, mỗi ngày hồ Tây nhận khoảng trên 10.000m3 nước thải sinh hoạt từ các hộ dân sống xung quanh hồ và một lượng lớn nước thải từ hàng chục nhà hàng, khách sạn kinh doanh trên mặt hồ và xung quanh hồ.
Vì vậy, dự án xây dựng cầu cảng du lịch được triển khai để quy tụ tất cả nhà nổi, thuyền…đang hoạt động nơi đây. Sau khi xây dựng xong, cầu cảng sẽ khắc phục được tình trạng hoạt động lộn xộn, xả nước thải bừa bãi làm ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường xung quanh. Tại đây, các tàu thuyền sẽ phải tuân thủ việc neo đậu, đón, trả khách, lấy nước sạch và xả nước bẩn vào bể chứa ngầm.
Dự kiến, địa điểm xây dựng ở Đầm Bảy, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. Diện tích nước khoảng 1,5 héc ta, diện tích sàn cầu tàu khoảng 3.000 mét vuông. Đơn vị thi công cầu cảng là công ty của Việt Nam.
Cầu sẽ được xây dựng như một bến thủy thực sự. Cấu trúc bến thủy sẽ được thiết kế theo dạng sử dụng giải pháp cọc đài bê tông cốt thép, đồng thời cọc đài cũng được xây dựng thành các ô sàn để tàu thuyền neo đậu.
“Kinh phí ban đầu sẽ do Nhà nước đầu tư. Sau này sẽ thu lại từ các doanh nghiệp kinh doanh ở đó. Còn người dân đến cầu cảng tham quan thì miễn phí” – Ông Thái Văn Hạ, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ khẳng định.
Cũng theo ông Hạ, cùng với việc xây cầu cảng, sắp tới quận sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát lại toàn bộ thuyền nổi, nhà nổi, với các thuyền, DN không đủ tiêu chuẩn, không có hoặc hoạt động không đúng giấy phép được cấp, quận sẽ cương quyết giải tỏa.
Còn ông Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất của quận cho hay, kinh phí dự kiến xây công trình này khoảng 12 tỷ đồng. Nếu xây xong thì đây sẽ là cầu cảng du lịch lớn nhất nước ta. Cầu cảng quân sự lớn nhất Việt Nam được biết đến là cầu cảng Trường Sa, do Học viện Kỹ thuật quân sự thiết kế.
(Tổng hợp)