Nhìn từ câu chuyện Anthony Bourdain tự tử, vậy đâu là phao cứu sinh cho những người kiệt quệ lòng tin

20:55, Thứ sáu 15/06/2018

( PHUNUTODAY ) - Thời gian gần đây, từ các ngôi sao, đến doanh nhân... đều có vấn đề về tâm lý để cuối cùng tự kết thúc sinh mạng mình bằng cách tự tử. Họ đều là những người có đủ vị trí, tiền tài, danh vọng... thế nhưng cái cách kết thúc cuộc đời lại hết sức đau lòng.

 Từ các ngôi sao, người nổi tiếng trên thế giới tự kết thúc sinh mạng…

Anthony Bourdain, một đầu bếp danh tiếng, một nhà văn tài hoa, và một ngôi sao truyền hình nổi tiếng, rất quen thuộc với người Việt khi ông cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama ăn bún chả ở Hà Nội năm 2016, đã tự tử ở một khách sạn ở Pháp khi đang quay chương trình cho kênh CNN. Cái chết của ông khiến các fan trên khắp thế giới thương tiếc, khiến tất cả mọi người đều bất ngờ. Bourdain qua đời còn khiến tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ rằng “có nỗi buồn sâu sắc”.

Đáng chú ý là cách đây khoảng 1 tháng, khi trả lời phỏng vấn tạp chí People, Bourdain nói, ông thà “chết trên yên ngựa” còn hơn nghỉ hưu: “Tôi đã có một câu trả lời khác vài năm trước. Tôi đã lừa dối bản thân mình khi nghĩ rằng tôi sẽ hạnh phúc trong một cái võng hoặc làm vườn. Nhưng không, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng tôi không thể hạnh phúc. Tôi sẽ chết trong yên ngựa thì hơn”.

tram cam 1

Một người đang ở đỉnh cao của sự nghiệp: Du lịch trải nghiệm khắp nơi trên thế giới, thưởng thức, nghiên cứu đủ món ăn của ngon vật lạ trên đời, ngôi sao truyền hình được nhiều người ưa thích, nhà văn có khá nhiều đầu sách bán chạy. Ông là người cương trực, mạnh khỏe, là người tập luyện môn võ jujitsu lâu năm, lại chọn kết thúc cuộc đời khi chỉ còn ít ngày nữa là sinh nhật lần thứ 62 sẽ đến, khiến mọi người không thể nào hiểu nổi. Nó thể hiện một hội chứng nguy hiểm đang tràn lan trên khắp thế giới: Tự tử đã không từ một ai, sang hay hèn, giàu hay nghèo, thành công hay thất bại.

Ba ngày trước đó, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng ở Mỹ Kate Spade, người được mệnh danh là “Mẹ đẻ của những chiếc túi” cũng tự kết thúc cuộc đời ở tuổi 56. Kate đã vật lộn với chứng trầm cảm suốt 5 năm, và hai vợ chồng có vấn đề tình cảm, đã sống tách biệt trong 10 tháng qua.

Và chỉ trước đó 1 tháng, ngôi sao nhạc điện tử Thụy Điển Avicii cũng đã quyên sinh khi mới 28 tuổi. Gia đình Avicii từng chia sẻ bóng gió ám chỉ việc anh mất vì tự tử trong bức thư ngỏ sau sự việc đau lòng: “Anh dằn vặt với những ý nghĩ về nghĩa lý, cuộc sống, hạnh phúc. Anh đã không thể tiếp tục thêm. Anh muốn tìm kiếm bình yên”.

Một loạt các sao, người nổi tiếng trên thế giới tự sát, tuy bối cảnh khác nhau như chuyện gia đình, quan hệ căng thẳng với người thân, đổ vỡ tình cảm, trầm cảm… nhưng đều có điểm chung, họ đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp, có danh vọng cao và tiền tài, và luôn bận rộn, căng mình ra với công việc.

Phân tích nguyên nhân và tìm ra con đường

Theo đức Phật, không có nỗi khổ niềm đau nào là không có nguyên nhân, không có nguyên nhân khổ đau nào không thể chặn đứng được, do đó nó sẽ đến hồi kết thúc, không có nỗ lực có phương phápnào dẫn đến sự thất bại hay vô nghĩa. Những nhận thức vừa nêu sẽ giúp cho ta hun đúc, lên dây cót tinh thần lạc quan, năng động, tích cực để khắc phục, vượt qua. Muốn như thế ta chịu khó liên tưởngđến những tấm gương nỗ lực thành công trong cùng hoàn cảnh tương tự như mình và thậm chí họ còn bị bi đát hơn mình nhưng họ đã vượt qua trong khi ta đầu hàng trước số phận. Sự so sánh tích cực đó cho mình giá trị tham khảo như là tấm gương điển mẫu phấn đấu cho bằng được kết quả đó. 

Bản thân người bị trầm cảm là bị khổ đau về cảm xúc quá nhiều, tâm lý tiêu cực quá nhiều, sức chịu đựng quá thấp do đó điều trị bằng tâm lý sẽ giúp cho đương sự lên được tinh thần, khắc phục yếu kémcủa bản thân. Cốt lõi của việc hỗ trợ tâm lý này là làm sao để giúp cho bệnh nhân làm chủ được dòng cảm xúc để khi nghịch cảnh, nỗi khổ niềm đau có mặt ta không cường điệu hóa, quan trọng hóa, biến nhỏ thành to, biến vừa thành lớn.

tram cam 2

KinhTương ưng dạy chúng ta nghệ thuật làm chủ cảm xúc là đối với mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm quan điểm chỉ đơn thuần là sự thấy, sự nghe, sự ngửi, sự biết không kéo theo các phản ứng tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ. Từ đó, chúng ta trở nên thản nhiên trong bản lĩnh để đối phó, giáp mặt với bất hạnh và vượt qua được chúng. Người sợ ma mà tắt đèn trùm mền thì không thể nào hết sợ ma, hay bật đèn cũng không thể nào hết sợ ma. Muốn hết sợ ma phải mở mền ra, không trùm đầu, mở đèn thật to mời ma lại uống trà với mình. Sẽ chẳng có con ma nào xuất hiện, vì đã tái sanh hết rồi lấy đâu xuất hiện! Nỗi sợ chỉ là ám ảnh trong tâm lý, không có thật.

Có khoảng 6-10% dân số thế giới bị bệnh trầm cảm và mấy % tự tử chết trong số lượng tâm thần đó. Nguyên nhân ban đầu là trầm cảm. Thái độ sống chán chường, tiêu cực, bế tắc, tuyệt vọng lâu ngày dài tháng không có người nâng đỡ, tháo mở, hỗ trợ, giúp đỡ thì bệnh trầm cảm sẽ trở thành sát thủ không thương tiếc, không cả nể bất kì ai dù vai trò, vị trí như thế nào. Tổng thống Nam Hàn tự tử vì thanh danhcủa ông bị xóa sổ bởi sự nhận hối lộ của vợ và con ông. Nữ minh tinh Hàn Quốc Choi Jin Sil chết cũng vì trầm cảm. Mấy năm sau đó, chồng cô ấy, dù đã ly thân, ly dị trước đó cũng tự tử chết theo.

Số lượng người tự tử ở Hàn Quốc nhất là giới trẻ ngày càng gia tăng, có khuynh hướng đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Còn tự tử tuổi già ở Nhật Bản thì phá kỉ lục toàn cầu. Nói chung, tự tử ở bất cứ nơi nào cũng có gốc rễ là trầm cảm. Người điên nào cũng có gốc rễ từ trầm cảm, không chết thì điên, không điên thì rơi vào tình trạng hưởng thụ thân tàn ma dại cũng đều phát xuất từ trầm cảm mà không chịu điều trị. Nắm vững Tứ Diệu Đế, giáp mặt khổ đau, truy tìm nguyên nhân, tin tưởng hạnh phúc và thực tập Bát chánh đạo thì toàn bộ các nỗi khổ niềm đau và trầm cảm là một thứ trong đó có thể được vượt qua.    

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc