(Phunutoday)- Từ khi được thụ trứng cho đến một thai kỳ đầy đủ 41 tuần trước khi sinh, thai nhi trong bụng bạn cũng có những giai đoạn phát triển và tăng trưởng rất thú vị đấy.
[links()]
Tuần 1
Thai nhi ước tính sẽ được khoảng hai tuần trước khi đối tác của bạn với tinh trùng gặp cô nàng trứng để thụ thai và tạo ra em bé của bạn. Tuy nhiên, tuổi thai của em bé trong bụng bạn sẽ được tính từ khi bạn bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Tuần 2
Mức độ estrogen của bạn tăng và cho phép làm dày lớp màng tử cung, kích thích nang để tiếp tục phát triển.
Thai nhi ước tính sẽ được khoảng hai tuần trước khi đối tác của bạn với tinh trùng gặp cô nàng trứng để thụ thai và tạo ra em bé của bạn. Tuy nhiên, tuổi thai của em bé trong bụng bạn sẽ được tính từ khi bạn bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng. |
Tuần 3
Trứng của bạn và tinh trùng của người ấy gặp gỡ nhau, và điều này sẽ quyết định giới tính thai nhi là trai hay gái ngay từ bây giờ. Đây chính là điều tuyệt vời nhất bởi tinh trùng luôn quyết định giới tính thai nhi.
Tuần 4
Các tế bào gốc được bắt đầu tạo nên từ phôi thai để tạo thành các tế bào cụ thể nhằm tạo ra các cơ quan và các mô của em bé. Các đầu ối được hình thành và dây rốn bắt đầu nảy mầm.
Tuần 5
Em bé trông giống như một con nòng nọc với đầu và não chính là cái đầu, còn cái đuôi là nơi trú ngụ của các cơ quan trong cơ thể.
Tuần 6
Em bé đã bắt đầu phát triển các bộ phận riêng biệt như chân tay, mắt và tai được hình thành.
Tuần 7
Em bé bắt đầu bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng và phát triển tất cả các cơ quan quan trọng, tay chân.
Tuần 8
Bộ não thai nhi phát triển nhanh chóng ngay từ bây giờ để em bé sở hữu một cái đầu rất lớn so với cơ thể. Xương và sụn bắt đầu hình thành, một lưỡi nhỏ xuất hiện và tai bắt đầu hình thành.
Ở tuần 7, em bé bắt đầu bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng và phát triển tất cả các cơ quan quan trọng, tay chân. |
Tuần 9
Em bé của bạn bắt đầu trông giống như em bé bây giờ, có các ngón tay nhỏ bé đang nắm. Các mí mắt đang phát triển trong mắt và sẽ dính với nhau để bảo vệ sự phát triển bên dưới mắt.
Tuần 10
Tất cả cơ quan chính của em bé được hoàn thành. Cái trán phồng lên, trong đó não bộ nhanh chóng phát triển làm cho em bé của bạn trông giống như một người ngoài hành tinh.
Tuần 11
Em bé tăng tốc độ tăng trưởng đáng kể. Ngón tay và ngón chân bị mất dải làm đai và xương bắt đầu cứng lại, hệ tuần hoàn và hệ thống tiết niệu bắt đầu làm việc.
Tuần 12
Em bé về cơ bản đã phát triển hoàn chỉnh như hiện nay. Tất cả mọi thứ đã xuất hiện.
Tuần 13
Phải thừa nhận rằng thời điểm này đó là một em bé thực thụ không phải là một con nòng nọc nữa. Ruột của thai nhi ban đầu được hình thành bên ngoài cơ thể giờ đã ở bên trong bụng của em bé. Em bé bây giờ cũng nặng gấp 5 lần so với khi ở thời điểm của tuần thứ 10.
Tuần 14
Đôi mắt của bé đang ở vị trí thích hợp trên cơ thể (ở phía trước của khuôn mặt) và giờ đây bé cũng có móng tay, móng chân và tóc. Và thậm chí có lông mày!
Tuần 15
Bộ phận sinh dục của bé đang trưởng thành. Và một kỹ thuật viên có tay nghề cao có thể siêu âm và biết được em bé của bạn mang giới tính trai hay gái.
Ở tuần 15, bộ phận sinh dục của bé đang trưởng thành. Và một kỹ thuật viên có tay nghề cao có thể siêu âm và biết được em bé của bạn mang giới tính trai hay gái. |
Tuần 16
Xương của bé đang bắt đầu cứng lại, ngoại trừ hộp sọ. Những xương này sẽ ở lại trong bụng một cách mềm hơn cho đến khi sinh, để bé có thể uốn cong, gập lại như khi em bé mới chào đời.
Tuần 17
Em bé có thể khẳng định được chắc chắn là một cậu bé hoặc một cô bé bởi một dương vật và tinh hoàn, hoặc tử cung và âm đạo có thể nhìn thấy rõ ở thai nhi.
Tuần 18
Chân của bé dài hơn cánh tay của bé. Sự phát triển của hệ thống tiêu hóa của bé đang rất tốt.
Tuần 19
Da của bé bây giờ có thêm bã nhờn thai nhi - một chất sáp màu trắng bảo vệ da từ nước ối. Các tế bào thần kinh sẽ kiểm soát tất cả các giác quan của bé đang phát triển trong bộ não của thai nhi
Tuần 20
Em bé bây giờ đã hoàn toàn hình thành tai và có thể nghe âm thanh từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Tất cả các cấu trúc lớn trong cơ thể của bé đang hình thành, từ các cơ quan chính đến ngón tay, ngón chân và đường bao khuôn mặt.
Tuần 21
Em bé đã phát triển đầy đủ mí mắt và lông mày, móng tay của thai nhi đã phát triển đến tận những ngón tay cuối cùng. Phổi vẫn đang phát triển và quá non để thai nhi có thể sống sót bên ngoài dạ con, nhưng em bé vẫn tập hít thở và chuyển động.
Tuần 22
Đôi mắt của bé hình thành hoàn hảo hơn và tuyến tuỵ của thai nhi đang được phát triển giúp điều chỉnh hormone của mình.
Ở tuần 22, đôi mắt của bé hình thành hoàn hảo hơn và tuyến tuỵ của thai nhi đang được phát triển giúp điều chỉnh hormone của mình. |
Tuần 23
Em bé của bạn vẫn đủ nhỏ để di chuyển tự do trong bụng mẹ, nhưng giai đoạn này đầu của em bé đã bắt đầu hơi chúc xuống.
Tuần 24
Da của bé vẫn còn mong manh và trong suốt, với các mạch máu, xương, các cơ quan có thể nhìn thấy qua da. Nhưng trong tuần tới nó sẽ dày lên và trở thành chất béo cho đến khi da trở nên mờ đục.
Tuần 25
Đôi mắt của bé có đầy đủ chức năng và em bé có thể nhấp nháy như là một phản ứng phản xạ tự nhiên khi nghe một tiếng động lớn hoặc bất ngờ. Vỏ não (ngoài lớp) của não bộ của bé đang phát triển.
Tuần 26
Phổi của bé trưởng thành sớm và em bé có cơ hội 80 % sống sót nếu bạn sinh non ngay bây giờ. Lỗ mũi của em bé được mở ra, vì bây giờ thai nhi sẽ bắt đầu thực hành thở bằng mũi của mình.
Tuần 27
Cơ bắp của bé, các cơ quan và chân tay được hình thành. Và suốt 3 tháng cuối cùng này , em bé sẽ phát triền nhiều chất béo và khối lượng các cơ.
Ở tuần 26, phổi của bé trưởng thành sớm và em bé có cơ hội 80 % sống sót nếu bạn sinh non ngay bây giờ. Lỗ mũi của em bé được mở ra, vì bây giờ thai nhi sẽ bắt đầu thực hành thở bằng mũi của mình. |
Tuần 28
Hệ thống hô hấp của bé vẫn còn rất non (nếu thai nhi được sinh ra vào thời điểm này, em bé sẽ rất cần được chăm sóc rất chuyên nghiệp)
Tuần 29
Các mạch máu của em bé trong phổi trưởng thành sớm và nó đang từng bước chuẩn bị tốt cho hơi thở đầu tiên của mình. Tất cả 5 giác quan đang phát triển tốt.
Tuần 30
Xương tủy của bé sản xuất nhiều các tế bào máu đỏ hơn, có nghĩa là em bé sẽ bắt đầu học cách đối phó một mình cho đến khi được sinh ra. Lông tóc tơ đang bắt đầu biến mất khi thai nhi tăng chất béo và để giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể mình.
Tuần 31
Phổi của bé được phát triển đầy đủ trong tuần này. Em bé tăng cân nhanh chóng khi sản xuất nhiều chất béo để chuẩn bị cho ngày chào đời.
Tuần 32
Nếu em bé của bạn là một cậu bé, tinh hoàn của bé sẽ được di chuyển từ thành bụng vào bìu của mình.
Ở tuần 32, nếu em bé của bạn là một cậu bé, tinh hoàn của bé sẽ được di chuyển từ thành bụng vào bìu của mình. |
Tuần 33
Da của bé đã thay đổi từ màu đỏ sang màu hồng và sẽ mượt mà. Em bé có thể phát triển thêm 2,54 cm chiều dài trong tuần này.
Tuần 34
Hệ thống tiêu hóa và đường ruột của bé có đầy đủ chức năng hiện nay, mặc dù bé sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện cho đến khoảng 2 tuổi.
Tuần 35
Khả năng nghe của bé hoàn chỉnh. Bé cũng phát triển đầy đủ thận và gan.
Tuần 36
Xương của bé vẫn còn mềm để cho phép một hành trình vượt cạn dễ dàng. Bé phát triển đầy đủ và hệ thống miễn dịch của bé đã trưởng thành, đủ để bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng bên ngoài tử cung.
Tuần 37
Em bé của bạn cũng có thể đã di chuyển xuống bên trong khoang xương chậu của bạn. Cũng như đảm bảo đang ở vị trí thích hợp nhất cho sinh nở. Đôi chân của bé có thể tiếp tục phát triển.
Tuần 38
Phổi của bé hiện đang sản xuất một lượng lớn hormone cortisol. Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình chuyển đổi của bé từ môi trường nước ối để thở hít thở không khí sau khi được sinh ra.
Ở tuần 37, em bé của bạn cũng có thể đã di chuyển xuống bên trong khoang xương chậu của bạn. Cũng như đảm bảo đang ở vị trí thích hợp nhất cho sinh nở. Đôi chân của bé có thể tiếp tục phát triển. |
Tuần 39
Trong vài ngày cuối cùng của tuần này, em bé của bạn có lẽ vẫn tăng trưởng, và làn da mới đã được hình thành bên dưới lớp ngoài của mình.
Tuần 40
Các mô mắt của bé phát triển chậm trong tháng cuối cùng. Thị giác là 1 trong 5 giác quan cuối cùng để hoàn toàn trưởng thành.
Tuần 41
Em bé tiếp tục xây dựng các chất béo dự trữ. Những lớp chất béo này rất quan trọng trong việc cho phép em bé điều tiết nhiệt độ cơ thể của mình.
Ở tuần 40, các mô mắt của bé phát triển chậm trong tháng cuối cùng. Thị giác là 1 trong 5 giác quan cuối cùng để hoàn toàn trưởng thành. |
Lan Anh