1. Người đầu tiên phẫu thuật thẩm mĩ
Ông Walter Yeo được cấy ghép một vạt da ngang qua mắt để tái tạo lại mí. |
Walter Yeo, một thủy thủ người Anh trong Thế chiến thứ nhất được biết đến là người đầu tiên được thực hiện phẫu thuật thẩm mĩ. Do bị chấn thương nghiêm trọng ở mặt trong trận Jutland trên chiến hạm HMS Warspite năm 1916, chiến sĩ Walter đã bị mất đi cả mí mắt trên và bọng mắt dưới.
Năm 1917, Walter được bác sĩ Harold Gillies trực tiếp điều trị thương tích trên mặt. Được biết, bác sĩ Gillies là người đầu tiên sử dụng phương pháp cấy ghép da đồng thời cũng là cha đẻ của phẫu thuật thẩm mĩ. Tại khu chuyên khoa thuộc Bệnh viện Queen Mary, thành phố Sidcup, hạt Kent, Anh, Walter đã được bác sĩ Gillies điều trị cho bằng công nghệ cấy ghép da kiểu mới có tên cấy ghép cuống (tubed pedical).
Cuối cùng, chàng thủy thủ trẻ tuổi đến từ thành phố Plymouth, hạt Devon cũng đã được tạo hình mí mắt mới nhờ một lớp mặt nạ da ghép quanh khu vực mắt.
2. Người đầu tiên phẫu thuật mũi.
Phải mất 3 năm, quá trình cấy ghép mũi của ông Spreckley mới hoàn tất. |
Danh tiếng của vị bác sĩ tiên phong trong ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mĩ Harold Gillies đã khiến ông trở thành cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong giới y học cũng như chuyên ngành thẩm mĩ.
Là bệnh nhân thứ 132 của bác sĩ Gillies, chiến sĩ William M. Spreckley, Trung úy đến từ trung đoàn 16, Cục kiểm lâm Sherwood trở thành người đầu tiên được thực hiện phẫu thuật cấy ghép mũi. Tháng 1/1917, chiến sĩ Spreckley nhập viện trong tình trạng bị thương do súng ở mũi.
Tuy nhiên, phải tới hơn 3 năm rưỡi sau đó tức là vào tháng 10/1920, chiến sĩ Spreckley mới được xuất viện với diện mạo mới.
3. Người đầu tiên được ứng dụng thẩm mĩ cấy ghép cuống
Biện pháp cấy ghép cuống là công nghệ hiện đại nhất thời bấy giờ. |
Willie Vicarage cũng là một trong những chiến sĩ bị chấn thương nghiêm trọng vùng mặt trong trận Jutland năm 1916. Nhưng may mắn thay anh lại là người đầu tiên được áp dụng tính năng của công nghệ thẩm mĩ cấy ghép cuống hiện đại nhất thời bấy giờ.
Ngày đó, thuốc kháng sinh vẫn chưa được phát minh ra. Vì vậy, rất khó để có thể ghép được mô từ bộ phận này vào bộ phận khác bởi tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra trong quá trình cấy ghép. Nắm bắt được nhược điểm này, bác sĩ Gillies đã phát minh ra công nghệ cấy ghép cuống trong quá trình điều trị cho Vicarage.
Ở phương pháp này, người ta sử dụng một vạt da lấy từ ngực hoặc trán sau đó ghép vào bộ phận bị thương. Vạt da này được gắn liền với một chiếc ống có chức năng cung cấp máu và giảm thiểu tối đa tỉ lệ nhiễm trùng xảy ra trong quá trình điều trị.
4. Người phụ nữ đầu tiên nâng ngực
Bà Lindsey trở thành thế hệ chuột bạch đầu tiên cho công nghệ nâng ngực. |
Năm 1962, bà nội trợ Timmie Jean Lindsey sống tại bang Texas, mĩ chính thức trở thành chuột bạch cho công nghệ nâng ngực bằng silicon.
Năm 1961, sau lần gặp gỡ bác sĩ Frank Gerow người Canada tại Bệnh việnJefferson Davis để xóa bỏ hình xăm bông hoa hồng hai bên ngực, bà Lindsey đã được bác sĩ Gerow đưa ra lời mời này. Ông cho biết mình đang kết hợp với bác sĩ Thomas Cronin phát triển công nghệ nâng ngực cho những phụ nữ cảm thấy tự ti về bộ ngực lép kẹp sau khi sinh con.
Cuối cùng, bà Lindsey đã nhận lời và trở thành người phụ nữ đầu tiên nâng ngực trên thế giới. Được biết, ca phẫu thuật được tiến hành vào mùa xuân năm 1962.