Hô biến thành rừng giàu dễ như chạy sổ hộ nghèo

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Gần 2 tháng nay, Lâm trường Bồng Lai, tỉnh Quảng Bình cũng tiến hành cày xới, chặt phá gần 70 ha diện tích rừng đầu nguồn Bồng Lai để trồng cây keo lai.

Minh chứng này có thể tìm thấy ở nhiều địa phương trên cả nước. Tại tỉnh Lâm Đồng, kết quả kiểm tra các dự án trồng cao su tại huyện Bảo Lâm cho thấy, các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc khai thác những cây gỗ lớn chứ không tập trung khai thác các loại gỗ tận dụng, gỗ nguyên liệu.

Theo TTXVN, tại xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, cả cánh rừng bạt ngàn cây gỗ quý nằm đối diện Ủy ban nhân dân xã Lộc Bảo, cách đây vài năm còn bạt ngàn màu xanh, nay đã bị chặt hạ, đốt gốc, gỗ vứt ngổn ngang hai bên lề đường.

Cũng như Lâm Đồng, tình trạng lập dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng cao su nhưng thực chất để lấn chiếm rừng, khai thác gỗ cũng xảy ra tương tự tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai.

Một điều trớ trêu là rừng giàu bị “biến” thành rừng nghèo để trồng cao su, trong khi các địa phương này lại đi khoanh nuôi những cánh rừng nghèo. Thực tế hết sức phi lý trên đã phần nào khiến không ít cánh rừng bạt ngàn cây xanh ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ bị… “xóa sổ”.

Gần 2 tháng nay, Lâm trường Bồng Lai, tỉnh Quảng Bình cũng tiến hành cày xới, chặt phá gần 70 ha diện tích rừng đầu nguồn Bồng Lai để trồng cây keo lai.

Thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên đã chuyển đổi hàng trăm ngàn hécta rừng để trồng cao su theo chủ trương của Chính phủ. Lợi dụng việc này, nhiều doanh nghiệp (DN) không chuyển đổi rừng “nghèo” mà tập trung chuyển đổi rừng “giàu”. Để rồi nhiều cánh rừng tự nhiên xanh tốt đã phải nhường chỗ cho những dự án trồng cao su. Mất rừng, hậu họa về lâu dài sẽ là hạn hán, lũ lụt, còn ngay trước mắt, việc trồng cao su ở Tây Nguyên chưa cải thiện được cuộc sống người dân địa phương…

Theo quy hoạch đến năm 2020, Tây Nguyên trồng mới 100.000ha cao su, nhưng các địa phương đã chuyển đổi rừng để trồng cao su một cách ồ ạt, đến năm 2015 sẽ lên tới 164.000ha. Nhiều cánh rừng giàu có, xanh tốt bỗng nhiên bị xếp loại rừng “nghèo” để chuyển sang trồng cao su.

Tình trạng lập dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng cao su nhưng để lấn chiếm rừng, khai thác gỗ cũng xảy ra tương tự tại Gia Lai, Đắk Lắk. Rừng giàu bị chuyển thành rừng nghèo để trồng cao su, trong khi lại đi khoanh nuôi những cánh rừng nghèo - thực tế hết sức phi lý đó đã khiến những cánh rừng xanh Tây Nguyên dần biến mất. Còn nhớ, để biện minh cho việc làm của mình, đã có người từng nói trồng cao su cũng là trồng rừng. Nhưng người ta không hiểu rằng, đối với người dân Tây Nguyên, rừng là không gian thiêng liêng, mỗi tên tuổi của một cây rừng đều có ý nghĩa và gắn bó với đời sống tinh thần của họ và họ không coi những trang trại cây công nghiệp như cao su là rừng.

Đọc xong câu chuyện hô biến rừng nghèo để tận thu khai thác chuyển đổi sang trồng cây cao su khiến người viết lại nhớ đến câu chuyện "chạy hộ nghèo" xảy ra ở nhiều nơi, người dân mong được hỗ trợ của nhà nước nên cũng tìm cách hô biến cho nhà nghèo đi. Việc các công ty, lâm nghiệp quốc doanh làm đơn xin khai thác rừng nghèo này cũng tương tự. 

Từ lâu, theo quy định của nhà nước, việc xét chọn hộ nghèo do cấp thôn tiến hành và xã duyệt để trình lên huyện và tỉnh nên đã có hiện tượng đưa người thân quen vào danh sách nghèo, thậm chí có cán bộ ở cơ sở thuộc diện khá giả vẫn có sổ hộ nghèo nhưng cấp huyện và tỉnh không biết. Một số trường hợp "vô tình" bị người dân phát hiện trong đợt nhận tiền hỗ trợ cho người nghèo dịp tết vừa qua. Cùng đó, không ít hộ đã có mức thu nhập vượt ngưỡng nghèo theo chuẩn của Bộ LĐ-TB&XH nhưng vẫn cương quyết "bám trụ với cái nghèo". 

Nguyên nhân được các cơ quan chức năng đưa ra là hiện nay gia đình có sổ hộ nghèo đang được hưởng khá nhiều quyền lợi từ các chính sách ưu đãi của Nhà nước, từ các nguồn ủng hộ từ thiện - xã hội. Chẳng hạn như: được vay vốn lãi suất thấp, được miễn giảm mọi khoản đóng góp tại địa phương, được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được miễn học phí từ phổ thông đến đại học, được làm nhà ở... Việc "chạy sổ nghèo" đang là hiện tượng gây bức xúc tại nhiều vùng nông thôn dẫn đến nhiều thắc mắc, khiếu nại, mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư, mất lòng tin của không ít người dân vào chính quyền cơ sở và ảnh hưởng không nhỏ đến các chính sách ưu đãi.

Ở Việt Nam mỗi khi than nghèo, kể khổ là sẽ được trợ cấp, được xin dự án thậm chí nếu nghèo quá không thể làm nhà được người ta có thể phá nhà cũ đi và xây nhà mới cho. Vì Việt Nam là một nước rất hạnh phúc nên mỗi khi nhắc đến cái nghèo, cái đói là cán bộ rất sợ và sẵn sàng biến từ nghèo thành giàu.

Trong câu chuyện "biến rừng nghèo" ở Tây Nguyên thành những cánh đồng cao su cho "Vàng trắng" rất được các doanh nghiệp chăm chỉ làm báo cáo, khảo sát các cánh rừng để lập báo cáo xin dự án. Trước đó, dự án thủy điện 6, 6 A ở Đồng Nai cũng tương tự. Chủ đầu tư là Công ty Đức Long Gia Lai đưa ra báo cáo khu đất họ chiếm 137 ha thuộc vườn quốc gia Cát Tiên là khu rừng nghèo và xin được làm dự án thủy điện. Dự án vấp phải nhiều ý kiến phản ứng từ dư luận và lên bàn nghị sự trong kỳ họp Quốc hội tháng 6 vừa qua. Cho đến thời điểm này, số phận của khu rừng mà bị doanh nghiệp gọi là nghèo kia vẫn chưa biết sẽ ra sao. Người dân vẫn nơm nớp lo chạy sổ nghèo và doanh nghiệp cũng nhanh chóng khoanh vùng để xin khai thác 'rừng nghèo'.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn