Hoa quả ’made in China’ mượn danh hàng Việt

( PHUNUTODAY ) - Nho Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam đến nỗi khiến nhân viên dán nhãn của BigC nhầm nguồn gốc của nho nên quen tay biến ngược nho Ninh Thuận thành nho Trung Quốc.

(Bảo vệ người tiêu dùng) - Đánh vào tâm lý chuộng hàng giá rẻ của người Việt, nhiều tiểu thương đã đánh tráo hoa quả Trung Quốc với các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam mặc dù trái mùa thu hoạch.

[links()]

Ngỡ ngàng với cam Vinh, cam Hà Giang trái mùa

Những vựa cam của cả nước như Hà Giang và Vinh là những tên quen thuộc của nhiều khách hàng, cũng chính vì vậy những tiểu thương buôn bán đã đánh lừa người tiêu dùng bằng cách đánh tráo nguồn gốc đưa cam Trung Quốc “lên đời” thành cam nội.

Cách đây không lâu, người tiêu dùng bất ngờ khi giá cam dao động từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg được giới thiệu là cam Hà Giang bày bán tràn lan ở quốc lộ 32, đường Lê Đức Thọ, Trần Thái Tông hay len lỏi vào hầu hết các chợ ở Hà Nội.

Những quả cam xanh tròn, bóng mỡ, ít hạt và ruột vàng ươm còn nguyên lá, tươi roi rói, ăn nhiều nước và có vị nhạt trên những sạp bán hoa quả được gắn biển thân thương “cam Hà Giang siêu rẻ”. Với biển quảng cáo cam Hà Giang và thêm phần hút khách “siêu rẻ” cam Trung Quốc được cơ hội lộng hành trên thị trường đánh bẹp cam Sài Gòn xịn có giá từ 30 đến 40 nghìn đồng cùng thời điểm đó.

Cam Trung Quốc đội lốt cam Hà Giang khi cam Hà Giang còn chưa vào vụ chính
Cam Trung Quốc đội lốt cam Hà Giang khi cam Hà Giang còn chưa vào vụ chính


Chưa dừng lại, cam Trung Quốc còn hành quân vào thị trường TP.HCM với mác cam Vinh có giá bán từ 25 đến 30 nghìn đồng. Trong khi thực tế đó, các nhà vườn trong cam ở Vinh không còn nhiều và thương hiệu cam Vinh đã bị những tiểu thương làn “luộc” cho cam Trung Quốc. Giá cam Vinh bán tại vườn đã có giá từ 60 nghìn đồng trở lên vậy mà cam Vinh trong Sài Gòn chỉ có giá như trên thì thật khó hiểu.

Cam có màu vàng sậm, vỏ dày, tươi nhẵn thậm chí còn nguyên cành lá nên người tiêu dùng dễ bị hoa mắt. Người tiêu dùng Việt lại có tâm lý tẩy chay hoa quả Trung Quốc nên người bán đành phải đánh lừa người tiêu dùng với mác cam nội.

Hơn nữa, mùa cam Vinh là tháng 7 âm lịch, cam Hà Giang vào tháng 11 âm lịch hàng năm nên ở những thời điểm khác mùa vụ người dân có muốn ăn cam Vinh, cam Hà Giang cũng phải “gác miệng”.

Bị mượn danh cam trong nước, nhiều vựa cam ở Hà Giang, Hòa Bình phải lên tiếng kêu cứu bởi họ sợ bị thất thế trước làn sóng cam giá rẻ đang tràn vào Việt Nam.

Nho, táo đội lốt hàng USA

Không chỉ cam, nho xanh, nho tím made in Trung Quốc cũng từng làm mưa, làm gió ở Việt Nam những năm qua. Những quầy nho di động mọc lên khắp nơi với những biển thông báo nho Mỹ, nho Ninh Thuận nhưng giá siêu rẻ. Trong khi đó, nho Mỹ trên thị trường có giá từ 90 đến 100 nghìn đồng/kg thì nho Trung Quốc được bán ra với giá 20 – 30 nghìn đồng/kg.

Nho made in China hô biến thành nho USA giá rẻ
Nho made in China hô biến thành nho USA giá rẻ


Nho Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam đến nỗi khiến nhân viên dán nhãn của Big C The Garden, Mỹ Đình Hà Nội còn nhớ nhầm nguồn gốc của nho nên quen tay biến ngược nho Ninh Thuận thành nho Trung Quốc. Sự việc khiến người tiêu dùng búc xúc nghi ngờ và tẩy chay hoa quả mua trong siêu thị này. Xét một khía cạnh nào đó, chúng ta nên thông cảm cho sự nhầm lẫn này của siêu thị bởi nho Trung Quốc quá nhiều mà nho ta thì có hạn nên việc nhầm lẫn này có lẽ chỉ theo thói quen cứ nho là gắn xuất xứ Trung Quốc.

Năm 2012, thị trường hoa quả sốt nóng với thông tin táo được nông dân Trung Quốc bọc bằng những chiếc túi có chứa thuốc sâu để bảo quản không bị sâu và đẹp mắt. Khi thu hoạch để lâu, táo không bị thối và nấm mốc tấn công. Chính vì vậy táo Trung Quốc sánh ngang với táo Mỹ, táo Úc. Trong khi đó, hoa quả Trung Quốc xuất khẩu sang các nước láng giềng là chủ yếu. Điều này dấy lên mối lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng khi mà hoa quả là món không thể thiếu của người dân.

Táo Trung Quốc bọc túi chứa thuốc trừ sâu chống sâu bệnh và nấm mốc
Táo Trung Quốc bọc túi chứa thuốc trừ sâu chống sâu bệnh và nấm mốc


Ở Hà Nội, các loại hoa quả Trung Quốc được tập kết tại chợ Long Biên, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là đại bản doanh của các loại hoa quả và được tiểu thương phù phép, hô biến thành hoa quả nội, hoa quả Mỹ, hoa quả Úc. Hoa quả sẽ được những con buôn chuyển ra thành phố và len lỏi xuống nhiều tỉnh thành khác xung quanh Hà Nội.

Tại đây, người ta không khó tìm hiểu được nguồn gốc của cam bởi đa số đều là những tiểu thương đến lấy hàng và người bán thẳng thắn thừa nhận là cam có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuận mua, vừa bán. Cam đóng theo từng thùng với giá dao động từ 130 đến 170 nghìn đồng/thùng tùy khối lượng.

Nho Trung Quốc sẵn đến mức cứ nhìn thấy nho là người ta gắn cơ Trung Quốc
Nho Trung Quốc sẵn đến mức cứ nhìn thấy nho là người ta gắn cờ Trung Quốc


Thắc mắc về những loại hoa quả được đưa về từ Trung Quốc bằng đường bộ mà vẫn giữ được tươi ngon những người bán hàng tại đây chỉ ỡm ờ “được bảo quản tốt nên tươi ngon là đương nhiên”.

Một kết quả xét nghiệm mới đây của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT phát hiện hoa quả nhập từ Trung Quốc có chứa carbendazim và tebuconazole với lượng dư vượt quá mức cho phép tới gần 5 lần. Đây là những chất có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khỏe con người. Carbendazim được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, được tìm thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột đồng theo các nhà khoa học nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khỏe. Thuốc diệt nấm tebuconazole được Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt.

Trước tình trạng hoa quả Trung Quốc lấn át hàng nội, ông Nguyễn Như Tiệp, cục trưởng cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) cho biết, nếu trong thời gian tới, những sản phẩm có nguồn gốc thực vật của Trung Quốc nhập vào Việt Nam không đảm bảo an toàn thực phẩm thì Nafiqad sẽ kiến nghị cấm nhập khẩu những hàng hóa này để bảo vệ người tiêu dùng trong nước.

Mỏi mắt tìm ống tăm Việt Nam trong siêu thị

 

  • Khánh Linh
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn