Vài bữa trước, tôi có đọc được một mẩu tin rằng: "Một cậu bé da đen ở Mỹ bị dị tật bẩm sinh chân tay khiếm khuyết, tay trái chỉ có hai ngón tay, đôi chân phải sử dụng chân giả để hỗ trợ di chuyển. So sánh với những người bình thường khác thì cậu có rất nhiều bất lợi, đến những thứ tối thiểu để đảm bảo cuộc sống như đôi chân đôi tay mà cậu cũng không có đủ, mọi sinh hoạt cuộc sống đều không thể tự mình lo liệu.
Vậy mà từ đầu chí cuối, cậu không bao giờ oán thán cuộc sống bất công mà lại lạc quan chấp nhận, bởi cậu biết rằng cho dù mình có oán hận hay kêu ca như thế nào đi chăng nữa thì đôi chân đôi tay cũng không thể mọc ra được nên cậu rất lạc quan đối mặt với sự thật bị khiếm khuyết của mình.
Do yêu thích âm nhạc nên cậu bé rất đam mê chơi đàn piano. Người bình thường chơi đàn cần phải 10 đầu ngón tay, còn cậu bé lại dùng đôi bàn tay tổng cộng 7 ngón của mình để chơi đàn. Do tình yêu xuất phát từ tận đáy lòng khiến cậu có động lực mạnh mẽ, cộng với sự luyện tập không ngừng nghỉ, hiện tại cậu có thể chuyển hoá những giai điệu mà mình nghe được thành những phím đàn rồi dùng đôi tay khiếm khuyết của mình đánh lên những tiếng đàn cực hay. Đoạn video chơi đàn trên youtube của cậu thu hút hơn 5.000.000 lượt xem, trở thành tiêu điểm hot trên mạng xã hội Youtube."
Nhìn lại rất nhiều người trong số chúng ta, chân tay kiện toàn nhưng đến việc gọi đồ ăn nhanh thôi cũng lười không muốn xuống tầng nhận, muốn học thêm một kỹ năng nào đó nhưng lại lười hành động. Có người nói đó không phải là lười mà là hệ quả của thời đại, nhưng thực ra đó chỉ là một cái cớ viện minh cho sự lười biếng của mình mà thôi.
Có một đoạn văn như thế này, tôi tin rằng đọc xong bạn sẽ có những cảm xúc bùi ngùi: "Năm 15 tuổi, bạn muốn học bơi, bạn đăng ký học nhưng học được vài buổi bạn thấy nản bởi học bơi quá khó nên đã từ bỏ. Đến năm 18 tuổi, gặp được người con gái bạn thích, trong quá trình tìm hiểu bạn đau đớn phát hiện ra sở thích của cô ấy là bơi lội. Bạn gái nhiều lần mời bạn đi bơi cùng, bạn chỉ có thể ngậm ngùi nói rằng ‘Anh không biết bơi...’, thế là vì không cùng sở thích nên cuối cùng hai người không thể tiếp tục bên nhau.
Bạn bắt đầu muốn học tiếng anh, nhưng rồi lại lựa chọn từ bỏ vì quá khó. Năm 28 tuổi, một cơ hội việc làm vô cùng xán lạn xuất hiện trước mặt nhưng tiếc là yêu cầu phải biết tiếng anh, vậy là bạn lại một lần nữa đau khổ nói câu ‘tôi không biết’…"
Rất nhiều sự nuối tiếc trong cuộc sống đều là vì như vậy. mọi sự cố gắng đều có giá của nó, cố gắng ở hiện tại để thành công trong tương lai.
Có những lúc, trong lòng bạn tràn đầy chí tiến thủ, nhưng chỉ có chí tiến thủ vậy thôi sẽ không đủ mang lại sự thay đổi thực sự, mãi sẽ chỉ dừng lại ở "muốn và muốn", "nói và nói" mà không có hành động.
Cựu tổng thống Obama gần đây đã giải thích lý do tại sao ông rất kiên trì đọc trong suốt cả thời gian ông làm tổng thống: "Vào thời đại mà các sự kiện diễn ra quá nhanh và thông tin được lan truyền quá nhiều," ông chia sẻ, đọc sách giúp ông "sống chậm lại và nhìn rộng hơn" và khả năng "đặt bản thân vào trong tình cảnh của người khác."
Hai năng lực này, ông nói thêm "là điều vô giá đối với tôi. Liệu chúng có khiến tôi trở thành một tổng thống tốt hơn, tôi không chắc. Nhưng có một điều tôi chắc chúng đã giúp tôi duy trì sự cân bằng của bản thân trong suốt 8 năm nhiệm kỳ..."
Đến một người đã rất thành công như Obama, ông vẫn dành rất nhiều thời gian để học tập và nghiên cứu những thứ mới. Còn bạn, sau hai năm đã đi làm thì sao? Bạn có ngừng học tập, thỏa mãn với hiện tại, trở nên "vô trách nhiệm" với chính trí tuệ của mình không?
Chúng ta thường tin rằng chúng ta không thể có đủ thời gian cần thiết để học, nhưng điều ngược lại mới là đúng. Chúng ta luôn có thời gian không dành cho việc học. Học tập không còn là một thứ xa xỉ; đó là một thứ mà ai cũng cần.