Không có những đứa trẻ không hiểu chuyện, chỉ có những bậc cha mẹ không biết cách giáo dục con cái

( PHUNUTODAY ) - Là dân tộc chiếm số lượng rất nhỏ trên thế giới nhưng những người Do Thái nổi tiếng vì sự giàu có và tầm hiểu biết của mình. Cách dạy con của họ cũng đáng để chúng ta học tập.

 "Con chỉ việc học thôi, việc nhà để đấy mẹ làm cho" là câu nói khá quen thuộc với các bậc phụ huynh Việt Nam. Với bố mẹ Việt, chỉ cần con học giỏi là đủ. Thế nhưng với người Do Thái thì khác, họ coi giáo dục sinh tồn là ưu tiên hàng đầu, với mong muốn sau này lớn lên mỗi đứa trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Theo phụ huynh Israel, muốn bồi dưỡng kỹ năng sinh tồn độc lập của con, trước hết phải bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhà. Như thế thì dẫu con có đi khắp năm châu bốn bể, phụ huynh cũng không cần lo lắng cho cuộc sống của chúng.

Vì yêu con phụ huynh Việt Nam không nỡ để bàn tay nhỏ xinh của chúng dính bẩn, không nỡ chiếm dụng thời gian học tập quý báu của chúng vì sợ làm ảnh hưởng tới thành tích thi cử. Thật tình chúng ta không biết rằng, dạy con làm việc nhà chính là bước đầu dạy kỹ năng sinh tồn cho con. Nền giáo dục Do Thái tổng kết: Đứa trẻ không được cha mẹ dạy làm việc nhà, lớn lên sẽ có một số biểu hiện không tốt như sau:

fff092fe82084ce8993bffeeab3993ce

- Năng lực làm việc kém, "nói như rồng leo, làm như mèo mửa’’.

- Tính ỷ lại cao, thiếu tự chủ.

- Không hiểu được thành quả lao động không dễ gì đạt được, không hiểu được sự vất vả của cha mẹ.

- Không có lòng cảm thông.

Trong mắt nhiều bậc phụ huynh, nhà bếp là "khu vực cấm" đối với trẻ em. "Đừng vào đây, nguy hiểm lắm." "Trong này chỉ toàn mùi dầu mỡ, con mau ra ngoài đi." Khi trẻ tò mò muốn vào bếp xem xét, thường bị cha mẹ ngăn ở ngoài. So sánh các bà mẹ Việt kéo con ra khỏi bếp với các bà mẹ Do Thái khuyến khích con vào bếp, họ cho rằng: Con người muốn sinh tồn, bắt buộc phải có cơ sở vật chất, mà ăn uống chính là nền tảng của cơ sở đó.

Trong trường hợp đảm bảo an toàn, chúng ta có thể bảo con nhặt rau, rửa rau, như thế cũng sẽ khiến chúng cảm thấy mình được người lớn tin tưởng hơn. Điều đó giúp con trẻ vun đắp cảm giác an toàn, lòng tự tin và tính độc lập. Không riêng gì các bà mẹ Do Thái, tại Nhật Bản, người ta còn mở nhiều lớp "cha mẹ dạy dỗ con trẻ." Mỗi lớp học có khoảng sáu gia đình tham gia. Lũ trẻ sẽ học cách nấu nướng dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của phụ huynh. Ví dụ, cha mẹ dạy con đập trứng gà như thế nào thì vỏ trứng sẽ không rơi vào bát, hay không được dùng xà phòng rửa vỏ sò... Đối với việc vo gạo, rửa rau, thái rau… con sẽ mặc tạp dề, đeo găng tay, phụ huynh cầm tay hướng dẫn con thái cà rốt thành từng sợi nhỏ.

Làm việc nhà là rèn luyện kỹ năng sinh tồn cơ bản nhất. Phụ huynh Do Thái khuyến khích con em mình tích cực tham gia làm việc nhà như: Thu dọn giường, đổ rác trong thùng, quét dọn vệ sinh trong phòng giặt quần áo, nhổ cỏ ngoài sân. Họ cho rằng, đứa trẻ có kỹ năng làm những việc này thì cũng có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh nhà cửa. Đồng thời họ cũng cho rằng, để trẻ gánh vác một phần việc nhà là giúp bồi dưỡng quan niệm gia đình và tinh thần trách nhiệm của chúng đối với gia đình, tăng khả năng gắn kết giữa các thành viên.

wilkj1-1475573332955-crop-1475573362505-1475723759130-crop-1475723772621-1475737272147

Cách giáo dục con trong gia đình Do Thái

Câu chuyện “Giáo dục gia đình trong nhà một người Do Thái” kể về niềm tin và phương pháp của Sara Imas, một người mẹ Do Thái vĩ đại nuôi dưỡng 3 con thành tài. Cô sinh ra ở Thượng Hải, cha cô là người Do Thái. Năm cô 12 tuổi thì cha qua đời. Sau đó mẹ cũng bỏ cô mà đi, cô trở thành một đứa trẻ mồ côi. Sau khi lớn lên cô làm công nhân trong một nhà máy sản xuất đồng Thượng Hải. Sau khi kết hôn cô sinh được 3 người con, nhưng chẳng bao lâu sau chồng cô cũng bỏ cô mà đi. Vì muốn trốn chạy khỏi nỗi thống khổ cô đã trở thành tốp người Do Thái đầu tiên trở về Israel sau khi 2 nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao.

Vì sinh tồn, vì để 3 đứa con sớm có thể quay trở về Israel, trước tiên cô nỗ lực học tiếng Do Thái, sau đó cô bày một sạp hàng nhỏ bán nem bên đường. Cô đón theo 3 đứa trẻ: Cậu con trai cả 14 tuổi, cậu hai 13 tuổi và cô con gái út 11 tuổi. Ban đầu Sara Imas cố bám lấy nguyên tắc “Dẫu mình vất vả thế nào cũng không để con phải vất vả theo”, giống cách nuôi dạy con của những người mẹ Trung Hoa. Sara Imas đưa con tới trường rồi mới đi bán nem cuốn. Sau khi chúng đi học về thì cô nghỉ bán hàng về nhà nấu mỳ vằn thắn hay tô mỳ cho bọn trẻ.

Hàng xóm của cô bắt gặp cảnh này đã tới trách mắng cậu con trai lớn rằng: “Cháu đã lớn rồi. Cháu cần phải giúp đỡ mẹ mình, chứ không phải để mẹ cháu bận rộn như vậy, còn mình thì như một thứ đồ bỏ đi”. Sau đó bà ngoảnh lại mắng cả người mẹ: “Cô đừng mang cách giáo dục lạc hậu ấy về Israel…”

Cậu cả và Sara Imas đều cảm thấy rất buồn, nhưng cả hai đều dần dần thay đổi. Cậu cả không chỉ học được cách làm nem cuốn mà còn mang tới trường bán. Mỗi ngày ba đứa trẻ chỉ có thể kiếm được vài đồng lẻ mang về nhà đưa cho mẹ.

Chắc hẳn các bà mẹ sẽ cảm thấy thật đau lòng khi để những đứa con bé nhỏ của mình cũng phải gồng gánh cuộc sống. Nhưng người Do Thái lại không nghĩ như vậy. Trong các gia đình Do Thái, trẻ con không được cung cấp đồ ăn và sự chăm sóc miễn phí. Bất cứ thứ gì cũng đều có giá của nó, đứa trẻ nào cũng cần học được cách trân trọng đồng tiền mới có thể đạt được những điều mình mong muốn.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn