Tổng quan về bệnh bại liệt
Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm vi-rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do vi-rút Polio (Poliovirus) gây nên, có thể lan truyền thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp. Vi-rút Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít vi-rút Polio xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.
Tỷ lệ mắc bại liệt cao nhất ở trẻ dưới 3 tuổi, tỷ lệ này càng thấp ở những tuổi càng lớn hơn. Tuy nhiên, trong những vụ dịch gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi trên 15 tuổi tăng lên rõ rệt. Lý do khiến bại liệt hay thấy ở trẻ dưới 3 tuổi là do sự lưu hành rộng rãi của vi-rút Polio. Một số lớn trẻ đang bú mẹ hãy còn miễn dịch do mẹ truyền sang nên nếu có nhiễm vi-rút thì cũng không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt và ít để lại di chứng.
Khả năng đáp ứng miễn dịch týp sau phơi nhiễm sẽ tồn tại suốt đời, kể cả mắc bệnh thể ẩn. Vì vậy sẽ không bị bệnh lần 2 với cùng một týp vi-rút.
Trẻ nhỏ được thừa hưởng đáp ứng miễn dịch của mẹ truyền qua. Vắc-xin bại liệt được sử dụng đúng qui cách và áp dụng rộng rãi ở cộng đồng sẽ để lại miễn dịch lâu bền, góp phần quan trọng trong công tác loại trừ bệnh này.
Nhận định về trạng thái của người bị bệnh bại liệt
Tình trạng hô hấp:
Người bệnh có khó thở không?
Người bệnh có tăng tiết đờm dãi không?
Tình trạng tuần hoàn:
Mạch có đều không?
Huyết áp có hạ hoặc kẹt khổng?
Cần theo dõi mạch, huvết áp 15 phút/lần hay 30 phút/1 lần: Tuỳ theo y lệnh.
Tình trạng liệt:
Có liệt hay không?
Vị trí liệt?
Tình trạng chung:
Lấy nhiệt độ.
Đo nước tiểu/24 giờ.
Theo dõi ý thức, vận động, chú V dấu hiệu đau cơ.
Xem bệnh án để biết:
+ Chẩn đoán.
+ Chí định thuốc.
+ Xét nghiệm.
+ Các yêu cẩu theo dõi khác.
Chế độ dinh dưỡng: Có thể cho người bệnh ăn bàng đường miệng, nếu hôn mê phải cho ăn qua ống thông dạ dày.
Thực hiện các y lệnh của bác sĩ: Theo dõl các dấu hiệu sinh tồn. Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.
Chăm sóc các hệ thống cơ quan nuôi dưỡng.
Hướng dẫn nội quy, giáo dục sức khỏe
Người bệnh có nhiều đờm rãi: Hút dờm dãi. đặt nầm ngửa, đầu nghiêng một bên.
Người bệnh có khó thở: Cho thớ oxy, bóp bóns Ambu (nếu bệnh nhàn không tự thờ).
Đề phòng tụt lưỡi: Đặt Canuyn Mayo.
Theo dõi sát nhịp thở và tình trạng tăng tiết.
Theo dõi tuần hoàn:
Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận người bệnh và báo cáo ngay bác sĩ.
Theo dõi sát mạch, huvết áp 30 phút/1 lần, 1 giờ/1 lần. 3 giờ/1 lần: Tuỳ tình trạng người bệnh và chi định của bác sĩ.
Theo dõi diễn tiến cúa bệnh:
Đánh giá mức độ liệt, vi trí liệt.
Thực hiện các y lệnh chính xác, kịp thời:
- Thuốc.
Các xét nghiệm.
+ Dịch nhày họng (tuần hoàn), phân (từ tuần thứ 2).
+ Dịch não tủy.
Chăm sóc: Cho nằm giường phang, cứng, chân tay đế ớ tư thế cơ năng.
Đáp ấm các chi đau 2 - 4 giờ/lần, mỗi lần 15 - 30phút.
Lau mát nếu có sốt cao.
Bí tiểu: Xoa nhẹ vùng bàng quang, hoặc đắp ấm.
Vệ sinh răns miệng, ngoài da.
Táy uế chất bài tiết và đồ dùng cá nhân.
Nuôi dưỡng: Cho ăn lỏng, dẻ tiêu trong giai đoạn sốt. Người bệnh bị liệt hầu họng: Cho ăn sệt hoặc cho ăn qua ống thông dạ dày. Cho ãn đú chất đế tâng sức đề kháng cho người bệnh.
Cho người bệnh tập: 2 - 3 ngày sau khi hết sốt. Sau 3 năm còn di chứng mới làm phẫu thuật chinh hình.
Giáo dục sức khỏe
Ngay khi người bệnh mới vào, phái hướng dẫn nội quv khoa, phòng cho người bệnh và người nhà của người bệnh (bằng thái độ dịu dàng làm cho người bệnh yên tâm điều trị).
Cần cách ly người bệnh trong 2 tuần tại bệnh viện, tránh tụ tập nơi đòng người dề phong lây lan.
Giải thích sự cần thiết và tác dụng cùa uống vacxin Sabin.