Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu não
Tránh thất lạc
Do trí nhớ họ gặp vấn đề chính vì vậy định hướng của họ sẽ không được tốt, có khi quên đường đi là chuyện bình thường chính vì vậy nên để trên người bệnh nhân mang vòng tay, vòng cổ có ghi tên họ, địa chỉ, số điện thoại liên lạc. Nên nhờ hàng xóm để ý nếu thấy bệnh nhân ra khỏi nhà.
Chuyện họ ra khỏi nhà không mang theo chìa khóa hoặc đánh mất chìa rất dễ xảy ra chính vì vậy cần lắp gắn hệ thống báo động cửa ra vào.
Tâm lý người bệnh
Người mắc bệnh nếu không được điều trị chăm sóc kịp thời bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng tự chăm sóc cá nhân giảm, niềm tự tin mất bớt, họ trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Đây là lúc người thân vừa đau lòng, vừa khó xử. Nếu tỏ ra khó khăn với bệnh nhân thì lại càng làm họ bực tức, chống đối nhiều hơn. Nên nhẹ nhàng thông cảm, vỗ về người bệnh với lời nói ngắn, gọn, rõ ràng.
Tạo không gian đầm ấm
Ngôi nhà chính là nơi đầm ấm nhất và dễ kích động trí nhớ nhất của người bệnh chính vì vậy nên:
Trưng bày hình ảnh kỷ niệm xưa ở chỗ dễ thấy, nhất là những tấm hình gợi lại sự thành công trước đây của người thân, hình sinh nhật, cưới hỏi, họp bạn.
Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc nhở ngày tháng, thời gian.
Phòng ở đầy đủ ánh sáng, ít đồ đạc, để dễ đi lại, tránh ngã té.
Con cháu tới thăm hỏi thường nhật, nhất là trẻ thơ vì chúng mang lợi ích cho mọi tuổi.
Thể dục thể thao
Động viên bệnh nhân tham gia các hoạt động thể dục nhằm nâng cao sức khỏe, những hoạt động có tác dụng đối với tâm lý như: chăm sóc hoa, nuôi cá, võ, đi bộ… Ngoài ra còn có thể đọc báo, nghe đài, xem vô tuyến…
Tăng cường khả năng tập luyện của bệnh nhân, chú ý đến khả năng tự lý giải trong sinh hoạt, giúp bệnh nhân tăng cường giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội; tập luyện khả năng tư duy, ghi nhớ, tính toán… Qua đó làm tăng khả năng tư duy và cải thiện lời nói của bệnh nhân.
Bệnh nhân sa sút trí tuệ bị mất khả năng ghi nhớ, tự chăm sóc bản thân ở các mức độ khác nhau gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày từ sinh hoạt cá nhân đến các quan hệ xã hội. Chính vì vậy chăm sóc người bệnh đúng cách sẽ góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu não
Thay đổi các yếu tố nguy cơ sau đây có thể giúp ngăn ngừa chứng mất trí mạch máu:
Áp lực máu khỏe mạnh. Giữ huyết áp ở mức bình thường có thể giúp ngăn ngừa chứng mất trí nói chung. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu đã giảm đi một nửa ở những người kiểm soát huyết áp cao với thuốc chặn kênh canxi. Việc sử dụng thuốc lợi tiểu cộng với một chất ức chế ACE hơi có thể giảm nguy cơ mất trí nhớ.
Giữ mức cholesterol bình thường. Thuốc hạ cholesterol có thể làm giảm nguy cơ mất trí nhớ mạch máu, có thể bằng cách giảm mảng bám bên trong não của động mạch này.
Ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường. Tránh sự khởi đầu của bệnh tiểu đường, với chế độ ăn uống và tập thể dục, là cách có thể làm giảm nguy cơ mất trí nhớ. Nếu đã có bệnh tiểu đường, kiểm soát mức đường có thể giảm tổn thương mạch máu và cải thiện chức năng nhận thức.
Bỏ hút thuốc. Hút thuốc lá góp phần giảm sức khỏe tim mạch, vì vậy bỏ thuốc có thể giúp ngăn ngừa chứng mất trí mạch máu.