Huyền thoại bất tử về “mẹ ghế” không chân

05:51, Thứ ba 08/03/2011

( PHUNUTODAY ) - 37 năm qua, bà đi thoăn thoắt bằng hai chiếc ghế để chăm sóc hơn 130 trẻ mồ côi, không một lời thán ta mệt mỏi. Trẻ con ở Viện Phúc lợi xã hội thành phố Tương Đàm (Hồ Nam, Trung Quốc gọi bà là “mẹ ghế”.

Nam, Trung Quốc) gọi bà là “mẹ ghế”.
1 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ, 13 tuổi cụt cả 2 chân, cuộc đời Hứa Nguyệt Hoa sớm phải chịu những bất hạnh tưởng không thể vượt qua. Nhưng không, thay vì nằm dài một chỗ, bà đã tự mình vượt qua số phận và còn là chỗ dựa cho hàng trăm con người.

Tình thương bao la của một cô bé tật nguyền


Ngày 22/4/1968, chưa nguôi nỗi đau mất mẹ, Hứa Nguyệt Hoa đã bị một đoàn tàu từ phía sau đâm tới, làm giập nát hai chân. Các bác sỹ buộc phải cắt bỏ cả hai chân của Hoa. Tính thế cũng đã hơn 30 năm, nhưng cứ nghĩ đến những ngày đầu, Hoa lại đau đớn, nước mắt lưng tròng: “Nghĩ đến nửa đời còn lại không có chân, tôi đau đớn tưởng không muốn sống”…

Chân dung người mẹ
37 năm qua, bà đi thoăn thoắt bằng hai chiếc ghế để chăm sóc hơn 130 trẻ mồ côi, không một lời thán ta mệt mỏi. (Ảnh: Đang yêu)

 

Năm 1973, Hoa được Viện phúc lợi xã hội thành phố Tương Đàm nhận về nuôi. Khi đó Hoa 17 tuổi, Nhưng nghĩ mình tuổi trẻ, mà ăn phải há mồm, mặc phải giơ tay cho người khác làm giúp, Hoa không cam lòng. Vậy là Hoa quyết định học đi.

Với hai chiếc ghế đẩu không quá cao, ngày ngày, Hoa dậy tập đi từ khi trời còn tờ mờ sáng. Cứ mỗi tay chống xuống một ghế, nhích từng chút một. Những chỗ tay tiếp xúc với ghế dần bị phồng rộp, vừa đau vừa rát. Đau đớn vô cùng, nhưng lâu dần những vết sưng đã biến thành chai. Đôi tay mảnh khảnh giờ đã trở nên đầy cơ bắp và rất mạnh mẽ. Cuối cùng, Hoa đã thành công. Đối với cô, dường như đôi chân đã mất lại trở về với Hoa lần nữa.

Nỗi đau gia đình và nỗi đau thể xác không làm cô bé Nguyệt Hoa gục ngã, cuộc sống ở trại trẻ mồ côi khiến Nguyệt Hoa trở nên kiên cường hơn. Ở lâu trong nỗi bất hạnh, Hoa thương vô cùng những đứa trẻ cùng cảnh ngộ như mình. Biết điều kiện trong trại trẻ còn nhiều khó khăn, Hoa đã chủ động xin được giúp đỡ những người hộ lý trong Viện, lúc thì đổ bô, lúc thì đi đôi tất, lúc lại bón bột cho các bé,… không từ nan bất cứ việc gì.

Kể từ đó, Hoa trở thành nhân công “chính thức” không thể thiếu của Viện. Từ một cô bé mồ côi Hứa Nguyệt Hoa đã được Viện Phúc lợi xã hội thành phố Tương Đàm thu nhận, và nay lại trở thành người mẹ của hàng trăm đứa trẻ chung nhà, chung số phận. Cái tên “mẹ ghế” cũng từ đó mà có.

Hạnh phúc ngọt ngào

Thường ngày, người ta vẫn thấy một người đàn ông chân đi đôi giày vải đã thủng lỗ chỗ cõng người đàn bà không chân trên con đường tắt để tới Viện Phúc lợi. Họ vừa đi vừa trò chuyện nho nhỏ, thỉnh thoảng ông cất tiếng cười và bà phụ họa bằng gương mặt rất tươi. Đó chính hình ảnh quen thuộc của vợ chồng bà Hoa. Đoạn đường từ nhà bà Hoa tới trại trẻ là quãng đường lầy lội khó đi, ổ gà nhấp nhổm, những lần chồng đi vắng, bà phải tự đi làm thì là ngần ấy lần bà bị ngã trên con đường ấy, Hứa Nguyệt Hoa bảo, tim bà cứ hướng đến trại trẻ, thế là bà chẳng bao giờ biết đau là gì hết.

37 năm bà chăm sóc hơn 130 đứa trẻ không biết mệt mỏi. Ảnh: Đang yêu
37 năm bà chăm sóc hơn 130 đứa trẻ không biết mệt mỏi. Ảnh: Đang yêu



Theo thống kê của Viện, 37 năm qua, Hứa Nguyệt Hoa đã trực tiếp chăm nuôi hơn 130 trẻ. Đến nay, rất nhiều người đã đi làm, kết hôn, sinh con đẻ cái, sống cuộc đời hạnh phúc. Hứa Nguyệt Hoa giờ đây cũng đã có một gia đình đầm ấm, chồng bà là một nông dân thật thà chất phác, còn con trai của bà đã học xong và đi làm ở miền nam.
Năm 1985, bà Hoa được bình chọn làm lao động kiểu mẫu cấp thành phố, năm 1987, bà vinh dự gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong ngôi nhà cũ kỹ của vợ chồng bà Hoa, chẳng có gì đáng giá, nhưng tràn ngập tình thương mến của xóm giềng.

Liêu Vĩnh Hồng, người đồng nghiệp của bà vẫn chưa khi nào quên hình ảnh Hứa Nguyệt Hoa ngồi trên xe buýt, tay ôm chặt đứa trẻ mồ côi đang sốt hầm hập. Nhiều ánh mắt đã đổ dồn, chỉ trỏ tò mò hỏi: “Đây là con của bà à?”. Khi đó, Hứa Nguyệt Hoa đã trả lời chắc như đinh đóng cột: “Vâng, con gái của tôi”.

Giờ đã về hưu, nhưng bà Hoa vẫn quyến luyến với công việc ở trại trẻ. Vậy là bà vừa làm việc nhà lại vừa tiếp tục làm công việc của “mẹ ghế”. Hứa Nguyệt Hoa bảo, tất cả những gì bà làm chẳng qua chỉ là làm hết trách nhiệm và nghĩa vụ từ trong trái tim của bà.

 

Bà tâm sự: “Tôi cần phải đem đến cho chúng tình mẫu tử, hơi ấm gia đình. Tôi yêu bọn trẻ vô cùng, có những đứa cha mẹ chúng nỡ lòng vứt bỏ, tôi đau lòng rơi nước mắt. Tôi muốn là mẹ của chúng, thậm chí còn là người mẹ tốt hơn cả mẹ ruột của chúng nữa”.

Bà Hoa bảo, ở giữa đàn con này, bà thấy mình hạnh phúc. Với bà, chỉ có một tâm niệm mãi mãi: “Mình là mẹ của những đứa trẻ thiệt thòi”.

  • Sa Nhiên

 

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc