Sự thật về 3 lần tự tay giết con ruột của Võ Tắc Thiên

07:00, Thứ hai 02/02/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Để nắm giữ được ngôi vị tối cao, bà hoàng Võ Tắc Thiên đã không từ thủ đoạn, thậm chí còn…thẳng tay giết chết con mình.

Giết con để được lên ngôi Hoàng hậu

Năm 649, Đường Thái Tông băng hà, Lý Trị lên ngôi lấy hiệu là Đường Cao Tông. Lúc này, Võ Mị Nương phải vào Cảm Nghiệp Tự do là Tài nhân của nhà vua đã băng hà.

Vì quá yêu nàng, Đường Cao Tông nhất định không thể để nàng ở Cảm nghiệp tự. Vị hoàng đế này thậm chí đã mê muội nàng đến nỗi tự tìm đến tận chùa thăm nom. Lúc đó, bị Vương hoàng hậu phát hiện, ban đầu nàng ta không hài lòng nhưng vì thấy hoàng thượng say mê Võ Mị Nương này nên nàng ta đã nghĩ ra việc nhờ Võ Mị Nương trả thù việc Tiêu phi được nhà vua sủng ái, sinh ra kiêu ngạo.

Mô tả ảnh.
Chân dung Võ Tắc Thiên qua tranh vẽ.

Vì thế, Vương hoàng hậu đã đích thân đón Võ Mị Nương về. Nhưng cũng chính từ đây, Hoàng đế càng mê hoặc Võ Mị Nương hơn và bỏ bê cả Hoàng hậu lẫn Tiêu Phi. Không những vậy, sau khi Võ Mị Nương sinh cho Hoàng đế một nàng công chúa, sự sủng ái không những không giảm mà ngày còn tăng cao.

Lúc này, Hoàng hậu và Tiêu phi lại liên kết với nhau nhằm đánh đổ Mị Nương. Việc này khiến Mị Nương căm hận nên đã tính chuyện trả thù.

Một lần khi Hoàng hậu tới thăm cung của công chúa, Võ Mị Nương đã vô tình đóng cửa lại trong khi lò than đang đốt khiến cho công chúa bị ngạt. Tuy là sau khi sự việc bị phát giác, công chúa vẫn chưa chết, nhưng vì để trả thù và muốn hoàng hậu bị phế, Mị Nương đã bóp ngạt con gái của mình tới chết để vu tội cho Hoàng hậu.

Mô tả ảnh.
Ngay đến con đẻ mà Võ hậu cũng không tha.

Bị Mỵ Nương giật dây, Cao tông bất chấp triều đình, phế Vương hậu, phong Mỵ Nương làm chánh cung hoàng hậu. Năm ấy bà 33 tuổi, hơn vua 5 tuổi. Từ đây bà được đổi tên là Võ Tắc Thiên, tức Võ hậu.

Giết Thái tử để bảo vệ vương quyền

Cao Tông sau này đã sắc phong cho con trai trưởng của ông với Võ hậu là Lý Hoằng làm Đông cung Thái tử. Năm Lý Hoằng 23 tuổi, Cao Tông dù mới 45 nhưng đã ốm yếu, nên có ý chuyển quyền hành dần về tay Thái tử.

Lý Hoằng là người có học, có đạo đức, tính tình rất tốt, biết thương yêu lính và dân, muốn làm nhiều việc để giúp đỡ họ, như gặp năm đói kém, ông đã lấy gạo trong kho ra phát chẩn.

Nhân dịp đến Lạc Dương, thái tử Hoằng phát hiện hai người con gái của Cao tông và Tiêu phi là Nghi Dương và Cao An (tức là chị cùng cha khác mẹ với thái tử) bị giam lỏng ở đấy. Cả hai nàng công chúa đã trên 30 tuổi mà không có cơ hội lấy chồng. Thái tử về can thiệp với mẹ, Võ hậu buộc lòng phải gả chồng cho hai nàng, nhưng lại gán cho hai tên thị vệ (gả công chúa cho thị vệ).

Con trai thứ ba của Võ hậu tên Triết có vợ là Đào Phi, một cô gái rất hiền thục. Mẹ nàng là công chúa Trường Lạc ra vào cung cấm và rất thân thiết với vua Cao tông. Võ hậu nổi cơn ghen nên đã đổi vợ chồng công chúa đi xa và cấm về triều. Còn Đào Phi thì bị Võ hậu bắt giam và bỏ đói cho đến chết.

Mô tả ảnh.
Võ hậu đăng quang và lấn át chồng là vua Cao Tông.

Hai việc trên đây khiến thái tử Hoằng giận nên đã dùng lời lẽ cay đắng trách mẹ. Chẳng những không nghe, bà còn nặng lời quở trách. Mười mấy hôm sau, trong một cuộc du ngoạn với cha mẹ, thái tử Hoằng chết vì ăn phải thức ăn có thuốc độc.

Ép con ruột tự tử

Sau khi Thái tử Lý Hoằng qua đời ít lâu, Thái tử Lý Hiền được đưa lên thay thế. Trong mắt Võ Tắc Thiên, Lý Hiền là đứa con văn võ toàn tài, rất được lòng Mẫu hậu

Hoàng tử Hiền, con trai thứ hai của Võ hậu được lập làm thái tử. Năm 679, bệnh của Cao tông càng nặng, Hiền được phong làm phụ chính. Chàng để hết tâm trí vào công việc của triều đình. Khôn ngoan hơn Thái tử Hoằng, Hiền luôn giữ một khoảng cách với mẹ, không ăn cơm chung với bà và cũng ít khi qua Lạc Dương thăm bà. Võ hậu biết được nên rất tức giận. Rồi có tin đồn rằng Hiền là con của bà Hàn quốc phu nhân, chị Võ hậu, hẳn là do Võ hậu tung ra để làm giảm uy tín của chàng.

Mô tả ảnh.
Phạm Băng Băng với tạo hình Võ Tắc Thiên về già.

Lý Hiền là người chưa có kinh nghiệm trong chính trường, dưới sự uy hiếp của Võ Tắc Thiên, ông bắt đầu có những biểu hiện bất thường. Ông trở nên buông thả, ngày ngày đắm chìm trong tửu sắc.

Tại Lạc Dương, Võ Hậu giao du rất thân mật với đạo sĩ Minh Tôn Yên. Để được lòng Võ hậu, gã đã không tiếc lời chê tướng mạo của Hiền.

Cuối năm 679, gã bị ám sát trên đèo Đồng Quan trong khi từ Lạc Dương về Trường An. Võ hậu giận dữ, tin chắc vụ này do Hiền đạo diễn nên một mặt cho gọi Hiền về Lạc Dương, mặt khác ra lệnh khám xét tư dinh của thái tử và phát hiện ba trăm món vũ khí trong chuồng ngựa.

Kết quả, Hiền bị ghép tội phản nghịch và bị kết án tử hình nhưng vua Cao tông đã kịp thời can thiệp.

Năm 680, sau khi lập án điều tra, Lý Hiền bị giáng làm thường dân vì tội mưu phản, giam trong nhà lao, sự nghiệp chính trị kết thúc hoàn toàn. Nhưng Võ Tắc Thiên vẫn chưa buông tha. Bà còn mang tất cả áo giáp tìm thấy trong cung của Thái tử ra đốt ở ngoài thành Lạc Dương để bêu rếu tội mưu phản của Thái tử trước thiên hạ.

Cuối cùng, Võ Tắc Thiên phái tướng quân Khâu Thần Tích tới nơi Lý Hiền bị giam giữ, ép Lý Hiền phải tự sát.

Hãi hùng những đòn ghen tàn độc của bà hoàng Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên không chỉ tự tay bóp chết con ruột của mình mà còn sai người chặt tay, chặt chân tình địch vì ghen tuông.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: trang.nt
TIN MỚI CẬP NHẬT