Bi kịch của những người trẻ “không chịu trưởng thành”

( PHUNUTODAY ) - Xã hội bây giờ chẳng thiếu gì những đứa trẻ to xác, có lớn mà không chịu tự lập, thậm chí 40 tuổi vẫn còn sống trong vùng an toàn của bố mẹ.

 Ngồi cạnh tôi sáng hôm ấy trong quán ăn là một cô bé mà nhìn chiếc phù hiệu trên ngực áo, tôi biết em đang học cấp 3.

 Điều khiến tôi ngạc nhiên là sau khi dặn dò cô bé ngồi yên một chỗ đừng đi đâu hết cho đến khi mẹ cô đi chợ xong quay lại đón; sau khi dặn dò kỹ lưỡng người bán hàng lấy cho cô món này, món nọ; người mẹ (độ trên 40 tuổi) lại tự tay nêm cho cô bé từ muỗng nước mắm, ớt, lấy sẵn muỗng, đũa… rồi mới chịu rời đi sau vài giây bịn rịn như thể chưa an tâm bỏ con ngồi lại ăn một mình… Tôi chợt hiểu cô bé chính là một trong nhiều đứa trẻ không chịu lớn mà chúng ta thấy ngày càng nhiều!

truong-thanh2

 Thế hệ cha mẹ hiện nay vừa trải qua giai đoạn khó khăn của đất nước, nay sinh con trong thời buổi kinh tế xã hội phát triển, họ luôn muốn con mình được sống trong điều kiện tốt nhất nên hết lòng chăm bẵm cho con từ miếng ăn, giấc ngủ… Nhưng phần lớn họ chỉ chăm lo đời sống vật chất của con mình mà ít để tâm đến (hay xem nhẹ) việc trang bị cho con các kỹ năng sống – một thứ “hành trang” quan trọng không kém để con họ tự tin, vững vàng trong cuộc sống. Bởi thế có người nhận xét rằng đã và đang có một thế hệ trẻ sinh ra có chiều cao, cân nặng, ngoại hình, điều kiện sống… rất lý tưởng, nhưng các kỹ năng sống tự lập thì không có vì họ đã quen phụ thuộc cha mẹ từ nhỏ. Điều này vô tình gây khó khăn cho chính con cái của họ (thậm chí là người thân của con cái họ sau này). Nhiều người trẻ bây giờ có không ít bằng cấp trong tay, chức vụ này nọ, ăn mặc, tiêu xài rất sành điệu… nhưng lại không có khả năng nấu một bữa cơm ra hồn, không biết chăm sóc khi con bệnh hoặc không có khả năng xử lý tình huống khi gia đình gặp sự cố… và thế là xung đột, mâu thuẫn liên tục xảy ra…

Tôi đề cập ở đây không phải là sự chê trách gì cha mẹ (họ là những người quan trọng nhất của cuộc đời ta) mà là để chúng ta nhận ra rằng cha mẹ và con cái luôn đứng ở những vị thế khác nhau. 

Khi đối mặt với lựa chọn quan trọng trong cuộc sống, cha mẹ thường đứng ở góc độ "sợ rủi ro", ưu tiên lo lắng sự an toàn của người trẻ, trong khi người trẻ lại có xu hướng "dẫn dắt giá trị", anh ta muốn có được những gì anh ta muốn.

Sợ cha mẹ sẽ phản đối vì chính bạn cũng chưa nghĩ chín chắn.

nhung dua tre khong chiu lon phunutoday

"Mẹ và cha muốn tôi phải làm nhân viên nhà nước, tôi đã phải ...". "Cha mẹ tôi khẳng định muốn tôi mua nhà, tôi đã phải ...", "Cha mẹ tôi buộc tôi phải chia tay với bạn trai, tôi đã phải ...".

Khi đối mặt với những lời như vậy, tôi thường hỏi người khác: Bạn có phải vâng lời đến mức giống như đứa trẻ như thế không? Lời giải thích rất có thể là vì các bên không biết chính xác mình muốn gì! 

"Cha mẹ buộc bạn phải làm bài kiểm tra" hay là "Bạn không nghĩ về sự nghiệp". Cha mẹ ép bạn mua nhà" hay là "bạn không có kế hoạch quản lý tài chính?", "Có phải cha mẹ buộc phải chia tay với anh ta không?" hay là "bản chất, bạn không yêu anh ta?"

Nhà tâm lý học Alfred Adler nói: "Tất cả những rắc rối đều là những rắc rối từ các mối quan hệ giữa con người." Khi tôi lớn lên, tôi dần dần cảm thấy rằng: "Tất cả các vấn đề về các mối quan hệ giữa các cá nhân đều được giải quyết bằng bản thân mình." Có một nhà văn từng nói: "Tất cả đau khổ của con người cơ bản xuất phát từ việc không có khả năng chống lại chính họ."

Chúng ta hãy dừng việc ùn đẩy sự sợ hãi của cuộc sống sang phía cha mẹ chúng ta. Hãy suy nghĩ về bản thân, tự quyết định và chịu trách nhiệm về chính mình, đó là khởi đầu của việc trở thành một người lớn thực thụ!

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn