Khoa học chứng minh: Chồng càng sợ vợ, gia đình càng hạnh phúc?

18:55, Thứ sáu 13/09/2019

( PHUNUTODAY ) - Đây là kết quả một nghiên cứu dài hạn với 130 cặp vợ chồng của tiến sĩ tâm lý John Gottman. Nghiên cứu cho thấy 81% khả năng một cuộc hôn nhân sẽ tan vỡ khi người đàn ông không chịu nghe ý kiến của vợ.

Chồng càng “sợ vợ”, gia đình càng hạnh phúc?

Chuyên gia tâm lý dẫn chứng trường hợp của Lauren và Steven là một điển hình. Steven bảo với vợ rằng tối nay anh sẽ cùng nhóm bạn đi chơi xa. Vợ Lauren đáp cô muốn chồng ở lại tới sáng mai để giúp dọn dẹp vì nhà sắp có khách. Anh chồng đáp “không” và trách vợ chẳng nhớ lịch chuyến đi của mình. Vậy là cả hai cãi vã, người bật khóc, kẻ bỏ đi.

Theo chuyên gia tâm lý, các đôi thường trục trặc khi họ móc nối sự tiêu cực này tới sự tiêu cực khác thay vì cố gắng giảm leo thang xung đột. Tiến sĩ Gottman giải thích trong cuốn sách “7 nguyên tắc để hôn nhân thành công” rằng 65% nam giới thường làm tăng sự tiêu cực trong cuộc cãi vã.

1508191515281567-ss2

Phản ứng của Steven không thể hiện rằng anh lắng nghe những lời phàn nàn của vợ. Thay vì vậy, anh tỏ ra phòng vệ và phàn nàn trở lại: “Tại sao em không nhớ kế hoạch của anh?”

4 điều tối kỵ: Chỉ trích, phòng thủ, khinh thường và câm lặng – là những dấu hiệu cho thấy người đàn ông đang kháng lại sự ảnh hưởng của vợ tới mình.

Điều này không phải là sự hạ bệ nam giới. Phải có hai người mới giúp hôn nhân thành công và người vợ cũng cần đối xử tôn trọng chồng nhưng nghiên cứu của tiến sĩ Gottman chỉ ra rằng phần lớn các bà vợ đều đã thực hiện việc đó, chỉ có đàn ông không như vậy.

Nghiên cứu cho thấy 81% khả năng một cuộc hôn nhân sẽ tan vỡ khi người đàn ông không chịu nghe ý kiến của vợ.

Các đấng mày râu hãy buông bỏ “sĩ diện”, hãy “sợ” vợ hơn một chút

Thật ra, “sợ vợ” vốn không phải là sợ thật, mà là một kiểu tôn trọng và quan tâm, là một loại hiểu biết và bao dung. Thấu hiểu và thông cảm với những vất vả của vợ, làm thêm chút việc lặt vặt giúp vợ, khiến vợ có nhiều niềm vui hơn, đó là quan tâm chia sẻ, là tôn trọng yêu thương.

anh-oi-co-len1

Không so đo với vợ những chuyện nhỏ nhặt, các vấn đề nhỏ không làm phiền đến vợ, những vấn đề lớn thì trao đổi bàn bạc với nhau. Chớ nên bởi chút chuyện nhỏ nhặt mà tranh cãi với vợ đến tỏ mặt tía tai.

Chỉ cần các đấng mày râu có thể buông bỏ cái gọi là “sĩ diện”, có thể “sợ” vợ hơn một chút, thế thì vợ chồng có thể duy trì tình cảm ân ái ngọt ngào, hạnh phúc.

Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra điều tương tự. Sau khi nghiên cứu 130 cặp vợ chồng, một tiến sĩ tâm lí tên là John Gottman cho biết, những cặp đôi có chồng nể nang, chiều chuộng vợ thường ít xảy ra xung đột và có cuộc sống hôn nhân êm ái, bền vững hơn.

Ông cũng cho biết rất nhiều mâu thuẫn vợ chồng xảy ra là bởi cùng một nguyên nhân: Không biết lắng nghe. Thay vì ngồi xuống, tĩnh tâm cùng giải quyết mâu thuẫn, họ lại to tiếng, nổi nóng rồi hành động chỉ vì cái tôi ích kỷ của mình. Hôn nhân bởi thế mà ngày càng trở nên ngột ngạt.

Ngày nay, các đức ông chồng thường cho rằng nể nang, nhường nhịn vợ chính là đánh mất đi sĩ khí đại trượng phu. Nhưng một nghiên cứu khác cho thấy có đến hơn 80% khả năng gia đình sẽ tan vỡ nếu chồng không biết nghe lời vợ. Giữa sĩ khí, sĩ diện của mình và tổ ấm gia đình, bạn chọn gì?

Nhiều người đã dưỡng thành một tư duy bảo thủ dựa theo những khái niệm nhầm lẫn đã bị đánh tráo. Họ cho rằng Nho giáo là phân biệt nam nữ, trọng nam khinh nữ. Nhưng kỳ thực nền tảng của Nho gia là sự trung dung, không có bất kỳ sự ưu tiên đến mức cực đoan nào cho nam giới.

Về đạo vợ chồng, người xưa cũng giảng: “Phu thê tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách, dùng lễ mà đối đãi với nhau). Đã là coi nhau như khách thì phải vừa biết tôn trọng, nể phục lại vừa phải biết lắng nghe, thấu hiểu nhau.

Một người chồng biết quý vợ như khách, nói vui vẻ là biết cách “sợ vợ” thế nào cho đúng cũng không hề là chuyện dễ dàng. Đó phải là một người đàn ông có chỉ số cảm xúc cao, nhạy cảm, biết quan tâm, bao dung, tha thứ và đôi khi là nhẫn chịu nữa.

Họ sẵn sàng dẹp bỏ cái tôi để nâng vợ lên, lắng nghe, che chở vợ. Họ cũng sẵn lòng bày tỏ yêu thương với người vợ của mình bất kể là ở nhà hay giữa chốn đông người. Họ không sợ điều tiếng thế gian, không ngại bị chế nhạo là anh “râu quặp”.

Họ hiểu rằng lời thị phi kia rốt cuộc cũng chỉ thoảng qua như làn khói, không chút mảy may đáng phải bận tâm. Điều cốt yếu là yêu vợ, thương con, gìn giữ mái ấm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
TIN MỚI CẬP NHẬT
Tin nên đọc