Nói lắp
Nói lắp là dấu hiệu điển hình của việc nói dối. Khi bạn không nói câu chuyện xuất phát từ sự thật, não bộ của bạn sẽ rơi vào tình trạng ngắt quãng, tạo ra khoảng cách trong cuộc trò chuyện. Mọi thứ diễn ra không suôn sẻ. Giọng điệu của anh ấy lắp bắp là để tìm cách kéo dài thời gian và… bịa tiếp câu chuyện. Dấu hiệu này chứng tỏ anh ấy đang cố gắng phản ứng lại nhưng không đủ nhanh để bịa ra một cốt truyện hợp lí khi vợ hỏi.
Khó chịu về sự có mặt của bạn
Mới chỉ cách đây không lâu anh ta còn hân hoan khi đi xem phim cùng với bạn hay cùng nhau ngồi trước tivi suốt buổi tối. Thế mà hôm nay anh ta đã tìm mọi cớ để đuổi bạn ra khỏi phòng và nói rằng chỉ muốn được nghỉ ngơi một mình. Và nếu như anh ta đã hoàn toàn bị cô nhân tình “quay như dế” thì anh ta sẽ còn muốn ngủ riêng ở phòng khách hay phòng làm việc.
Anh ta cưới bạn vì thích sự hài hước và vô tư của bạn. Thế mà giờ đây anh ta khó chịu khi bạn cười và còn chê trách rằng bạn có vẻ không đứng đắn khi làm thế ở giữa đám đông. Những nét tính cách của bạn xưa kia anh ta cho là dễ thương thì bây giờ lại khiến anh ta khó chịu.
Luôn có vẻ có lỗi
Ngược lại với những thái độ khó chịu, có người đàn ông lại cảm giác tội lỗi với vợ mình. Anh ta bắt đầu phủ lên bạn hàng đống quà tặng mà chẳng có lý do nào? Bạn hãy nghĩ xem anh ấy có đang cố gắng chuộc lỗi bằng những món quà đó hay không? Điều này đặc biệt là dấu hiệu của nguy cơ khi mà trước kia anh ta chẳng hề có tính lãng mạn và hào phóng đó. Chính cảm giác có lỗi này khiến cho anh ta còn ở lại bên người là mẹ của con anh ta. Hãy khám phá sự thật trong đôi mắt của anh ta. Nếu anh ta ôm bạn một cách hạnh phúc và nhìn bạn âu yêm thì có nghĩa là anh ta không gây nên tội lỗi nào. Còn nếu anh ta thường tránh ánh nhìn của bạn và khi đứng trước bạn cứ đổi chân liên tục thì trong món quà đó có gì không ổn rồi.
Ngụy biện bằng công việc
Anh ấy hiếm khi là người cống hiến hết mình cho công việc nhưng gần đây lại toàn về nhà muộn với lý do phải làm thêm giờ, anh ấy họp triền miên như một nhân vật vô cùng quan trọng. Công việc luôn là một lí do hoàn hảo cho những kẻ ngoại tình, cứ đổ tội cho công việc, thế là chẳng hại gì đến ai.
Ngập ngừng
Tất nhiên, đây cũng là dấu hiệu quá rõ ràng cho hành vi nói dối. Điều này vô cùng dễ hiểu bở lẽ họ đang phải cố tạo ra một câu chuyện hơp lí và không phải ai cũng có tài “liến thắng” bịa ra ngay tắp lự, thế nên chuyện ngập ngừng là đương nhiên. Khoảng thời gian ngập ngừng đó chính là lúc họ tận dụng để nghĩ các tình tiết tiếp theo.
Một số tình tiết được trả lời bằng cụm từ chung chung: “Anh không nhớ nữa”; “Anh quên mất rồi”…
Những lời bào chữa này là một bằng chứng không thể chối cãi cho việc anh ấy đang nói dối. Trước những tình tiết, chứng cớ hay những câu hỏi vặn vẹo từ phía vợ, anh ấy thường không phản ứng kịp, không đưa ra được lời giải thích thỏa đáng và đối phó bằng những câu chung chung: “Anh cũng không nhớ nữa”, “anh không để ý nên quên mất”…
Nói đi nói lại câu chuyện dù chỉ được hỏi 1 lần
Vâng, đây là một thái cực hoàn toàn khác. Nếu như những người đàn ông bất ngờ bị hỏi, họ sẽ tỏ ra lúng túng, thụ động và ngập ngừng trong cách trả lời. Nhưng với những người đã chuẩn bị tâm lí cho việc bị “tra khảo”, họ sẽ lên kế hoạch, thậm chí có một câu chuyện... như thật để kể. Vì vậy, khi về nhà, thậm chí vợ chưa hỏi họ cũng sẽ hồn nhiên, nói nhiều và kể hết mọi thứ để tạo cảm giác đó là sự thật.
Tuy nhiên, việc đàn ông bỗng dưng cứ liến thoắng nói về một chuyện mình chưa hỏi, kể hôm nay anh làm gì, gặp ai, vui thế nào, có chuyện gì thú vị… hoặc chỉ được hỏi 1 lần nhưng rồi cứ lặp đi lặp lại thêm vài lần nữa là dấu hiệu anh ấy đang cố gắng thuyết phục bạn tin vào câu chuyện mà anh ấy dày công dựng lên.
Cô lập vợ khỏi bạn bè
Bình thường bạn vẫn có quan hệ rất tốt với bạn bè của chồng nhưng gần đây anh ấy cư xử thật lạ mỗi khi họ gợi ý muốn tụ tập. Có tật thì giật mình, những người ngoại tình lo nhất là nửa kia khám phá được bí mật của họ thông qua mạng lưới bạn bè. Cho nên nếu bạn đột nhiên thấy mình bị cản trở giao tiếp với bạn chồng, nên tự hỏi tại sao…