Không khó để phát hiện vàng trộn Vonfram

11:32, Thứ ba 17/05/2011

( PHUNUTODAY ) - GS Phan Trường Thị khẳng định, tỷ trọng của vàng và Vonfram hay bất kỳ hợp kim nào khác đều không giống nhau, nên dùng phép đo tỷ trọng là có thể phát hiện được ngay vàng thật hay giả.

(Phunutoday)- Thông tin vàng pha trộn Vonfram những ngày gần đây làm xôn xao dư luận.Tuy nhiên theo các chuyên gia, chỉ cần một phép thử đơn giản, người tiêu dùng có thể phát hiện được vàng giả.
[links()]
Trước đó, vào đầu tháng 5, một số công ty vàng cho biết hiện trên thị trường đã xuất hiện một hợp kim giống như vàng mà máy đo thông thường cho ra kết quả vàng bốn số 9. Tuy nhiên nếu cắt đôi thỏi vàng để phân kim thì hàm lượng vàng rất thấp.

Dùng đèn khò làm nóng chảy lớp vàng bên ngoài sẽ lộ ra nhân là chất liệu khác, có màu khác. Ảnh: Bee
Dùng đèn khò làm nóng chảy lớp vàng bên ngoài sẽ lộ ra nhân là chất liệu khác, có màu khác. Ảnh: Bee

Hiện nay loại hợp kim này mới tồn tại dưới dạng nguyên liệu, được bán cho các nơi sản xuất nữ trang. Thông tin ban đầu cho biết, loại hợp kim này đã xuất hiện ở TP.HCM, Hà Nội, Ninh Bình, Lào Cai và Cao bằng.

Thông tin tại bản tin Tài chính - kinh doanh phát sóng trên kênh VTV1 lúc 21h ngày 11/5, theo phản ánh của một số chủ tiệm vàng tại Lào Cai, Cao Bằng và Hà Nội, từ cách đây 5 tháng, họ đã nhận được lời rao bán của một số đối tượng từ Hong kong. Những người này chào vàng 4 số 9 xuất xứ từ Hong kong được đúc đặc dưới dạng vàng thỏi. Khi đưa vào máy thử thì cho ra kết quả đúng là vàng bốn số 9 nhưng một số chủ tiệm vàng cho biết là khi lấy kìm cắt đôi thỏi vàng thì thấy bở chứ không dẻo như vàng bốn số 9 bình thường.

Không ít cửa hàng do chủ quan đã mua loại vàng này, đến khi nung chảy phân kim thì mới biết là hàm lượng vàng chỉ có khoảng 60 - 80%, còn lại là chất lắng cặn như hạt  cát mịn và họ nghi đó là vonfram.

Ông Vũ Minh Châu, TGĐ công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín - Minh Châu cho biết thêm tại bản tin Tài chính - kinh doanh lúc 7h cùng ngày: Khi đun nóng chảy vàng nguyên chất rồi trộn khoảng 10-30% lượng bột vonfram sẽ tạo ra hợp kim có màu sắc như vàng thật, mắt thường khó nhận diện. Ngay cả nhiều loại máy thử vàng tại Việt Nam cũng khó phát hiện do chưa cài đặt phần mềm nhận diện được nguyên tố vonfram.

Trả lời trên Bee ngày 17/5, GS Phan Trường Thị khẳng định, tỷ trọng của vàng và Vonfram hay bất kỳ hợp kim nào khác đều không giống nhau, nên dùng phép đo tỷ trọng là có thể phát hiện được ngay vàng thật hay giả. Một cách làm đơn giản nữa là dùng đèn khò. Đây là phương pháp thử rất bình thường mà hầu hết các tiệm vàng đều có thể đáp ứng được. Khi dùng đèn khò làm nóng chảy lớp vàng bên ngoài sẽ lộ ra nhân là chất liệu khác, có màu khác.

Còn TS Phạm Đức Thắng, phó  viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu cho hay, việc phát hiện vàng bị lẫn chất Vonfram rất dễ dàng nếu căn cứ trên nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1.064oC, trong khi đó chất Vonfram lại cứng hơn, có nhiệt độ nóng chảy trên 2.000oC. Đặc biệt, khi đốt cháy và cho chất oxy hóa vào, Vonfram sẽ hóa thành xỉ.

(Tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc