Hết áp lực dư luận, Miko Lan Trinh lại khổ sở vì bị mẹ cấm cản yêu người chuyển giới

( PHUNUTODAY ) - “Tôi chẳng hiểu nổi những vị phụ huynh cấm cản một đứa con đã đủ nhận thức và năng lực hành vi. Để thỏa mãn điều gì?”- Miko Lan Trinh tâm sự.

Những ngày vừa qua, thông tin Miko Lan Trinh chính thức công khai yêu người chuyển giới nhận được nhiều sự chú ý của dư luận. Bên cạnh những ý kiến tiêu cực thì không ít người dành lời chúc phúc đến chuyện tình ngọt ngào của Miko Lan Trinh, thậm chí số khác lại cho rằng giọng ca sinh năm 1987 dũng cảm khi công khai mối quan hệ này.

miko-lan-trinh-03

Miko Lan Trinh chính thức công khai yêu người chuyển giới ở tuổi 33

Trước đó, nữ ca sĩ cũng thật thà cho biết chưa nói với bố mẹ chuyện có bạn trai chuyển giới. Tuy nhiên, dù có bị phản đối đi chăng nữa thì cô vẫn sẽ bảo vệ tình yêu của mình. Với Miko Lan Trinh, ở tuổi 33 cô muốn được sống thật với cảm xúc của mình.

Khi thông tin Miko Lan Trinh hẹn hò người chuyển giới được chia sẻ rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, cuối cùng về phía gia đình nữ ca sĩ cũng đã biết chuyện. Ngay lập tức, giọng ca 8X vấp phải sự phản đối từ đấng sinh thành.

Mới đây nhất, trên trang cá nhân, Miko Lan Trinh đã có bài viết dài lần đầu nói về những mâu thuẫn đã và đang nảy sinh trong gia đình nữ ca sĩ, do sự khác biệt tư duy thế hệ.

Empty

Bức ảnh mẹ khóc được Miko Lan Trinh chia sẻ kèm bài đăng

Nguyên văn bài đăng gây sốt MXH của Miko Lan Trinh:

Một thế hệ gia đình trói buộc nhau trên cơ sở tình yêu...

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Đó là những truyền thống quá ư tốt đẹp của văn hóa Việt Nam ta. Bỏ qua những hoàn cảnh đặc biệt cha mẹ không thương con, con bất hiếu, anh em không thuận hòa (có nhưng không phải số nhiều, phần nhiều vẫn là những người đưa gia đình lên làm hàng đầu), thì mỗi gia đình Việt chúng ta cơ bản là sống vì nhau, bám víu lấy nhau, hy sinh cho nhau.

Nhưng sao á, tôi ghét chữ hy sinh ghê.

Hy sinh là mẹ chẳng bao giờ ăn miếng ngon, toàn đợi chồng và các con ăn hết rồi còn gì thừa thì tới mình. Nghe có vẻ thiêng liêng cao quý. Đúng vậy, chỉ có tột đỉnh của yêu thương mới làm được vậy.

Nhưng đứng từ phía người con mà thương mẹ, thì nó buồn muốn chết. Nó muốn mẹ nó khỏe, mẹ nó ăn ngon, mẹ nó tận hưởng những thú vui cuộc sống, mẹ nó vui cười mỗi ngày.

Ai đó sẽ nói: "Chỉ cần thấy con ngoan, con giỏi là mẹ vui trong lòng". Không được, con ngoan con giỏi thì mẹ vui. Nhưng còn niềm vui của mẹ đâu? Niềm vui vì được sống là chính mình của mẹ đâu?

Nói một cách khác, mẹ đang quá ích kỷ. Mẹ ban phát tình yêu cho con, mà không cho con vui vì được yêu mẹ. Hay ho gì cái câu “nước mắt chảy xuống”? Chảy như vậy rồi đứa con suốt đời mắc nợ mẹ cha, để khi ba mẹ đi thì luôn ăn năn, hối hận, đau khổ, day dứt.

Tôi từng nghe nhiều bạn bè mình nói: 'Ba mẹ ra đi thì cũng không muốn sống nữa'. Vậy thì, rốt cuộc sinh ra trên cuộc đời này vì ý nghĩa gì? Nếu con người ta hy sinh bản thân chỉ vì sống cho gia đình, thì ý nghĩa gì...?

...............

Mẹ không muốn lo cho bản thân mình để con vui, mà đa phần bà mẹ lại lấy sự kiểm soát con cái để được yên tâm và ngộ nhận đó là yên ổn, vui vẻ. 

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Cái khó nhất của ba mẹ chắc là hồi dứt con ra để đưa đến trường hôm đầu tiên. Từ việc ở bên con 24/24, giờ đây đưa con tới trường, rồi con sẽ làm gì, ai sẽ để mắt đến con... Ôi lo quá, cảm thấy bất an quá.

Nhưng ba mẹ làm được, vì cho con kiến thức, ba mẹ đưa con đến trường. Đến giờ ba mẹ sẽ đón về, nghe con kể chuyện trường lớp, sẽ chỉ can thiệp khi có rắc rối thật sự. Còn lại, ba mẹ an tâm giao cho nhà trường, và cho chính con.

Vậy mà, tới giai đoạn then chốt trong cuộc đời để con trưởng thành, nhiều ba mẹ lại không đủ tin tưởng vào chính con và tin tưởng giao con cho đời.

Nếu bạn sinh ra ở nông thôn, bạn rời quê lên phố học tập hoặc lập nghiệp, tôi chúc mừng bạn. Nếu bạn có gia đình không hạnh phúc, không ai quan tâm, bạn sớm có mâu thuẫn với gia đình... bạn ra đời sớm, tôi thương bạn, nhưng nhìn theo một mặt nào đó cũng chúc mừng bạn. Nếu bạn có đi du học, tôi chúc mừng bạn. Nói chung, nếu đến độ tuổi nhất định, bạn tự lập bứt ra khỏi gia đình và có tiếng nói với mẹ cha, tôi xin chúc mừng bạn.

Có một bộ phận con cái không có cái may đó, hoặc vì chính nó tiếp thu quá sâu lối yêu thương bám víu của gia đình nên không nỡ rời xa, để rồi trói buộc chính nó vào sợi dây yêu thương thòng lọng.

Học chuyên ngành theo ý cha mẹ. Làm việc theo ý mẹ cha. Yêu và cưới đối tượng được cha mẹ duyệt.

...............

Để đến tối hôm qua, tôi - 33 tuổi, nghe mẹ cằn nhằn vì 11h30 mới về tới nhà, không hiểu nổi sao lại có nhà mà muốn đi giao lưu cùng ai, đi làm rồi về, nói không nghe hả, đã đạt tới mức độ nói không nghe rồi hả.

Mẹ tôi khó chịu vì muốn tôi phải nghe lời mẹ liền, mẹ muốn cái mẹ muốn liền, không cần biết cái đó liệu có còn đúng. Mẹ không tin tôi đủ hiểu biết, trải nghiệm để tự có quyết định trên cuộc đời.

Cách đây chỉ chừng 3 tháng thôi, mẹ sẽ rất hài lòng với một tôi thức đến 3 - 4h sáng, ngủ tới 12 - 13h. Sóng đôi bên một người không phù hợp, mỗi ngày chỉ đi làm những việc người ta giao đến, làm xong rồi về, hoặc đi đâu thì mẹ biết. Nhà không giao chìa khóa, đi về ba mẹ chờ cửa. Tất nhiên mẹ tôi có nhắc nhở lối sống sinh hoạt thức đêm ngủ ngày, so sánh tôi với người này người kia đang rất thành công trong nghề của tôi, muốn tôi thay đổi, nhưng đâu có hề quyết liệt đòi sửa tôi như bây giờ.

Bây giờ, mẹ đòi tôi phải sửa liền khi tôi đang có quyết tâm cho công việc, tìm kiếm suy tính cho tương lai của mình, khi tôi thấy một người tôi yêu mà lại tâm đầu ý hợp trong cuộc sống và bước đường sự nghiệp, khi tôi rèn luyện thể thao và ăn uống kiêng khem để sở hữu một vóc dáng phải mảnh mai hơn và khỏe mạnh hơn.

Tôi không được hạnh phúc trọn vẹn, khi ra đường tôi được sống tràn đầy năng lượng mà về nhà tôi lại đối diện với người mẹ tôi hết lòng kính yêu đang nhăn nhó khó chịu, bắt tôi phải về nhà đóng sập cửa xuống rồi ở trong nhà càng nhiều càng tốt. Còn nếu có ra đường thì phải đàng hoàng, phải để mẹ biết nếu không mẹ không yên tâm.

Tất nhiên tôi biết sự bất an đó tăng cao vì người mà tôi đang chọn sóng đôi. Mẹ không muốn người đó, mẹ không muốn điều đó. Chẳng cần biết đó là ai hay tôi đang mong muốn gì, mẹ nói không là không. Mẹ cần tôi xác nhận không có gì hết mỗi ngày để mẹ yên tâm. “Con như vậy rồi mẹ phải làm sao đây?”. Trời ơi, khốn nạn thân tôi khi phải nghe mẹ nói câu đó. Nhưng thật lòng, tôi đã làm gì sai? Tại sao mẹ không an tâm vì tôi khi tôi đã 33 tuổi và va vấp trên đời này quá nhiều?

Mẹ ơi, sự yên tâm đó cần đến từ sự tin tưởng. Mẹ nên tin tưởng là con đang làm cho mẹ rất an tâm. Chứ không phải từ sự quyết định được hay không được làm của những quyết định của con. Vì cuộc đời là của con, con cần trực tiếp và duy nhất lựa chọn nó. Rồi nếu con sai, thì giống như ngày xưa khi đến trường, có biến xảy ra thì con luôn tin có ba mẹ ở cùng con. Như vậy mới đúng, chứ sao cứ bắt con làm cái này cái kia chỉ để cho ba mẹ an lòng? Liệu thật sự suy nghĩ và quyết định của ba mẹ có đúng đắn. Để rồi tới lúc sai, con biết làm sao?

Tôi từng tiếp xúc với một bạn rất đẹp, rất giỏi, bạn có thể ăn mặc thật lộng lẫy của một người phụ nữ khi đi diễn, đi chơi, làm gì cũng được nhưng người bà, người thân duy nhất bạn sống cùng kiên quyết không cho bạn đi giải phẫu chuyển giới. Bà ơi, việc cháu bà có hay không có cái mà cháu bà cảm thấy vô cùng thừa thãi trên người mình tại sao lại liên quan đến sự vui hay buồn của bà?

Tôi từng biết một người mẹ không cho con mình yêu, nói với con là mấy thằng đòi yêu là toàn xạo, nó yêu thiệt nó sẽ chịu cưới liền. Thế là người con gái ấy bỏ qua một người rất tốt với mình chỉ vì chàng trai kia nào đã tới tuổi cưới, rồi thành thân với một người muốn cưới cô vì tài sản gia đình. Trong tận cùng đau khổ nhất, mẹ cô có chịu cùng cô? Làm theo ý mẹ mẹ vui được bao nhiêu, rồi tới khi đau niềm vui ấy có là bao hở mẹ ơi?

Tôi chẳng hiểu nổi những vị phụ huynh cấm cản một đứa con đã đủ nhận thức và năng lực hành vi. Để thỏa mãn điều gì? Tại sao không cho nó comeout, tại sao không cho nó yêu người nó muốn, tại sao bắt nó hành động theo mong muốn của mình. Hài lòng được bao nhiêu?

Khi một đứa con đã đủ chín chắn, hãy để con toàn quyền quyết định. Khi nó sai, cha mẹ sẽ ở bên con, rồi con sẽ vượt qua và mạnh hơn xưa nhờ kinh nghiệm bản thân và tình yêu của gia đình. Con có thể sai 100 lần, cũng không được nghi ngờ quyết định 101 của con. Phải biết rằng con không còn là con của lần ngu dại sai 100 cái trước đó nữa.

Để rồi tới quyết định n1 của con, con đúng, con hạnh phúc, khi đó làm cha làm mẹ càng sung sướng và yên tâm vì đây thật sự là sự trưởng thành của con rồi, không phải là vì cha mẹ bẻ ra ép ra một sản phẩm hoàn toàn không phải là con nữa.

Đó mới là ý nghĩa của GIA ĐÌNH. Gia đình thì luôn ở bên nhau mà không trói buộc nhau. Thế thôi.

Miko - 18/8/2020”.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn