Khổng Tử và câu chuyện bắt ve
Một ngày nọ, Khổng Tử cùng các học trò đến nước Sở ngao du. Khi đi băng qua một khu rừng, họ bắt gặp một ông cụ lưng gù đang dùng gậy bắt ve. Lần nào giơ gậy lên, ông cũng bắt được một con ve, trông đơn giản vô cùng.
Khổng Tử bước lại gần, cung kính hỏi: “Tiên sinh, xin hỏi ngài bắt ve thuần thục như vậy, có bí quyết nào không?” Ông lão bật cười: “Trước tiên cần phải kiên nhẫn. Tháng Năm hoặc tháng Sáu luôn có nhiều ve nhất. Khi thời cơ đã chín muồi, nếu biết tận dụng sẽ thu hoạch được khấm khá. Bằng không, phải đợi đến sang năm.
Khi tôi mới bắt đầu bắt ve, lúc nào cũng trượt. Nhưng sau đó tôi không ngừng luyện tập, đặt một viên bi nhỏ trên đầu gậy tre và đứng im, giữ cây gậy sao cho viên bi không rơi xuống. Sau nhiều tháng, cuối cùng tôi cũng thành công. Kể từ đó mỗi lần bắt ve, đều bách phát bách trúng.”
Khổng Tử nghe xong, không khỏi khâm phục: “Tiên nhân thật khiến tại hạ mở mang tầm mắt.” Sau đó người quay sang giảng giải với các học trò của mình: “Chuyện gì cũng vậy, nếu dụng tâm chuyên nhất, tinh thần cao độ, kiên trì nhẫn nại, sẽ đạt đến cảnh giới hơn người, làm nên chuyện lớn. Muốn trở thành bậc trượng phu đội trời đạp đất, đừng mong sẽ bước trên con đường bằng phẳng, mưa thuận gió hòa. Bằng không, sẽ vạn sự khó thông.”
Muốn thành công đừng lựa chọn an nhàn
Con người chỉ có một tuổi trẻ. Sẽ rất sai lầm nếu chỉ chọn việc nhẹ nhàng, còn gian khổ dành hết cho thiên hạ. Sâu bướm nếu không trải qua gian khổ, bị dày vò và nhịn đói bao ngày, sao có thể thoát xác và trở thành một chút bướm đẹp đẽ? Con người cũng vậy. Nếu mãi ôm mộng “con đường dẫn đến thành công luôn trải đầy hoa hồng” sẽ mãi đứng im một chỗ. Thậm chí trở thành một chú cừu non, bị dòng đợt quật ngã lúc nào không hay.
Con người khi con trẻ, hãy biết trải nghiệm, học tập và rèn luyện, để bản thân ngày càng trở nên cứng cáp. Bởi cuộc sống này vốn dĩ thuộc của bạn, sử dụng thời gian thế nào cho ý nghĩa và hữu ích rất quan trọng, làm nên giá trị của bạn trong tương lai.